Khung cảnh vắng vẻ tại sân bay Tokyo hôm 1.12 sau khi Nhật Bản phong tỏa biên giới chống biến thể Omicron |
afp |
WHO cho biết sự kết hợp giữa tình trạng phủ vắc xin thấp vì nhiều nước không truy cập được nguồn vắc xin và tỷ lệ xét nghiệm rất thấp để truy vết SARS-CoV-2 đã tạo nên mảnh đất màu mỡ cho các biến thể mới xuất hiện.
Cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh những biện pháp ngăn chặn biến thể Delta cũng có hiệu quả tương tự như đối với Omicron, theo Hãng tin AFP hôm 2.12.
Omicron lần đầu tiên được Nam Phi báo cáo với WHO hôm 24.11, trong khi ca đầu tiên được xác nhận trong phòng thí nghiệm lại đến từ mẫu thu thập hôm 9.11. Kể từ đó Omicron nhanh chóng trở thành biến thể chủ đạo tại Nam Phi.
Omicron có thể đoạt ngôi chủng trội của biến thể Delta Covid-19? |
Hà Lan hôm 1.12 cho hay đã phát hiện biến thể mới trong hai mẫu thu thập vào ngày 19 và 23.11, trong đó một người vừa quay về từ miền nam châu Phi và người còn lại vẫn chưa rời Hà Lan trong thời gian gần đây.
Cùng ngày, Mỹ cũng ghi nhận ca Omicron đầu tiên ở một người tiêm 2 mũi vắc xin tại California, vừa quay về từ Nam Phi hôm 22.11 và có kết quả dương tính sau 7 ngày.
Bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng nhẹ và đang tự cách ly tại nhà, theo tiến sĩ Anthony Fauci, quan chức hàng đầu của Mỹ về bệnh truyền nhiễm.
Tính đến ngày 28.11, WHO ghi nhận khoảng 56 nước đã áp đặt các biện pháp giới hạn đi lại nhằm chống biến thể Omicron. Ít nhất 24 nước phát hiện những ca bệnh mắc biến thể mới và con số đang tăng lên từng ngày.
Bình luận (0)