(TNO) Giải quần vợt Wimbledon, cũng như các giải Grand Slam còn lại, đều liên tục tăng tiền thưởng trong những năm gần đây, nhưng so với các môn thể thao khác thì các tay vợt vẫn chưa được trả thù lao thỏa đáng…
Rất ít bảng quảng cáo được thấy trên sân ở giải Wimbledon - Ảnh: AFP
|
Những năm gần đây, tổng doanh thu của Wimbledon dao động ở mức trên dưới 150 triệu bảng Anh. Trong đó, tiền bán bản quyền truyền hình chiếm khoảng 80 triệu bảng. BBC trả 36 triệu bảng để phát sóng ở vương quốc Anh, ESPN trả 24 triệu bảng để phát sóng ở Mỹ và 20 triệu bảng nữa là bán bản quyền truyền hình tới các nước khác.
Khoảng 45 triệu bảng Wimbledon thu được từ các nhà tài trợ như Slazenger, Robinsons, Rolex, IBM, Hertz, Ralph Lauren… Wimbledon vẫn giữ một số truyền thống của họ, không cho đặt biển quảng cáo lớn trên các sân thi đấu. Nhìn cả sân thì chỉ thấy một vài lô-gô rất nhỏ xuất hiện trên sân, như IBM ở bảng tốc độ giao bóng, lô-gô của hãng đồ uống Robinsons nhỏ xíu ở giữa ghế trọng tài, lô-gô của hãng Slazenger khá mờ tại một vài vị trí.
Slazenger và Robinsons có sự ưu tiên vì họ được coi là hơn cả những đối tác thương mại thông thường. Nhà sản xuất bóng quần vợt Slazenger tài trợ giải đấu từ năm 1902, sự gắn bó giữa Slazenger và Wimbledon là dài nhất thế giới khi nói về tài trợ thể thao. Trong khi đó, Robinsons năm nay kỷ niệm tròn 80 năm đồng hành với giải.
Khoảng 45 triệu bảng Wimbledon thu được từ các nhà tài trợ như Slazenger, Robinsons, Rolex, IBM, Hertz, Ralph Lauren… Wimbledon vẫn giữ một số truyền thống của họ, không cho đặt biển quảng cáo lớn trên các sân thi đấu. Nhìn cả sân thì chỉ thấy một vài lô-gô rất nhỏ xuất hiện trên sân, như IBM ở bảng tốc độ giao bóng, lô-gô của hãng đồ uống Robinsons nhỏ xíu ở giữa ghế trọng tài, lô-gô của hãng Slazenger khá mờ tại một vài vị trí.
Slazenger và Robinsons có sự ưu tiên vì họ được coi là hơn cả những đối tác thương mại thông thường. Nhà sản xuất bóng quần vợt Slazenger tài trợ giải đấu từ năm 1902, sự gắn bó giữa Slazenger và Wimbledon là dài nhất thế giới khi nói về tài trợ thể thao. Trong khi đó, Robinsons năm nay kỷ niệm tròn 80 năm đồng hành với giải.
Tiền bán vé thu được mỗi giải vào khoảng 25 triệu bảng - Ảnh: AFP
|
Khoảng 500.000 lượt người sẽ đến xem 13 ngày đấu ở Wimbledon, từ vé vào xem các sân ngoài với giá 15 bảng mỗi ngày đến vé vào sân trung tâm giá hàng trăm bảng thì trung bình mỗi vé là 50 bảng. Như vậy, tổng cộng tiền bán vé là 25 triệu bảng.
Đơn vị nắm quyền tổ chức Wimbledon là một CLB quần vợt có tên All England Lawn Tennis Club (AELTC) với 500 hội viên, chứ không nhà nước ban ngành nào hết. 500 ông hội viên này đều gốc quý tộc, thẻ hội cha truyền con nối, không được chia chác đồng lãi nào từ Wimbledon.
Nếu bảo vệ thành công chức vô địch, Djokovic sẽ nhận được 1,88 triệu bảng - Ảnh: AFP
|
Nằm trong 100 triệu bảng chi phí có tổng quỹ thưởng cho các tay vợt. Năm nay, tổng quỹ thưởng của Wimbledon là 26,75 triệu bảng, tăng 7% so với năm ngoái. Các nhà vô địch đánh đơn được 1,88 triệu bảng. Như vậy, tiền thưởng ở Wimbledon chỉ chiếm 17% doanh thu của giải, quá thấp so với các giải thể thao lớn khác.
Các đội thuộc giải bóng đá Premier League, giải bóng rổ nhà nghề NBA, giải bóng bầu dục chuyên nghiệp NFL đều dành khoảng 50% doanh thu của họ để trả lương thưởng cho các VĐV. Do vậy, đừng quá trầm trồ khi nhìn về mức thưởng ở Wimbledon và các giải Grand Slam, thực sự các tay vợt đang bị trả công thấp.
Bình luận (0)