'Xa lộ' nông nghiệp công nghệ cao

07/12/2015 11:14 GMT+7

Những vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học, sẽ được hình thành dọc dường Hồ Chí Minh suốt từ Thanh Hóa, Nghệ An đến Hà Tĩnh.

Những vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học, sẽ được hình thành dọc dường Hồ Chí Minh suốt từ Thanh Hóa, Nghệ An đến Hà Tĩnh.

Theo dõi quá trình sinh trưởng của cây trồng trong nhà lưới - Ảnh: Ngọc MinhTheo dõi quá trình sinh trưởng của cây trồng trong nhà lưới - Ảnh: Ngọc Minh
Từ năm 2014, Công ty CP mái đường Lam Sơn đã thành lập Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn nhằm chủ động nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm và trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây cũng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn, chuyển giao công nghệ, phổ biến và nhân rộng những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tới nông dân và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Ngay sau khi được thành lập, trung tâm đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất, từng bước nâng cao năng xuất, chất lượng cho cây trồng chủ lực của công ty là cây mía. Nhờ công nghệ nuôi cấy mô, hiện toàn bộ vùng nguyên liệu trên 27.000 ha mía của công ty đã được trồng thay mới. Chỉ sau 6 tháng thay mới, cây mía đã cho thu hoạch với năng suất lên tới 100-150 tấn/1 ha, trữ đường tăng lên mức 10-12 CCS, trong khi đó giống mía cũ cao nhất cũng chỉ có năng suất khoảng 65-70 tấn/ha, trữ đường luôn dưới 10 CCS.
Trung tâm cũng đã ứng dụng thành công công nghệ trồng cây trên giá thể và tưới nước nhỏ giọt của Isarel vào sản xuất các loại hoa và rau củ quả… trong nhà lưới. Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống. Nước, phân bón được cấp đến đúng vùng rễ tích cực với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt, và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát.
Các mô hình của trung tâm bước đầu đạt được những kết quả khả quan, điển hình như mô hình trồng dưa kim hoàng hậu. Nhờ ứng dụng công nghệ cao, cây dưa đã cho năng xuất, chất lượng, độ đồng đều cao và được người tiêu dùng ưa chuộng. Bình quân, mỗi ha cho thu hoạch khoảng 80 tấn quả, trị giá khoảng 2,4 tỉ đồng.
Theo ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP mía đường Lam Sơn, công ty đã hỗ trợ 3 hộ nông dân tại các huyện Thọ Xuân và Yên Định (Thanh Hóa) đi tham quan, học tập kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác, đồng thời tư vấn xây dựng nhà lưới diện tích 1.000 m2/hộ để trồng dưa vàng kim hoàng hậu và hoa bằng công nghệ cao. Trong một năm, các hộ đã trồng được 3 vụ dưa, 1 vụ hoa, cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng/1.000 m2, tương đương 1,2 tỉ đồng/ha. Sau khi trừ chi phí, mỗi hộ thu lãi từ 50 đến 60 triệu đồng, tương đương 500-600 triệu đồng/ha.
Ông Tam cho biết, từ nay đến năm 2017, công ty sẽ liên kết chuyển giao công nghệ cho 200 hộ nông dân và đến năm 2020 sẽ có 1.000 hộ nông dân liên kết với công ty sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đủ để sản xuất một lượng hàng hóa ổn định cung cấp cho thị trường.
“Chúng tôi đang hướng tới hợp tác xây dựng những vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao dọc đường Hồ Chí Minh suốt từ Thanh Hóa đến Nghệ An, Hà Tĩnh, trong đó vùng Lam Sơn sẽ là hạt nhân trung tâm của “xa lộ” này”, ông Tam nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.