Đến 17 giờ 30 chiều 31.3, nhiều người dân thôn Nam Phước, xã Lộc Thủy, vẫn không chịu rời trụ sở UBND xã.
tin liên quan
Camera... chống đổ rác trộm ở TP.HCMNhiều nơi trước đây từng là điểm nóng về nạn vứt rác bừa bãi nhưng từ khi chính quyền lắp camera để 'bắt quả tang' những người đổ rác trộm, bừa bãi thì tình trạng này đã giảm hẳn.
Theo thông tin ban đầu, sự việc trở nên căng thẳng khi để giải quyết lượng rác tồn ứ trong hơn 1 tháng qua trên địa bàn H.Phú Lộc (bao gồm khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô), chiều 30.3 lực lượng công vụ xã Lộc Thụy và H.Phú Lộc đã tiến hành giải tỏa, thông đường để xe chở rác nhập rác vào khu xử lý chất thải rắn Lộc Thủy (ở thôn Nam Phước).
Sự việc đã dẫn đến những va chạm giữa lực lượng công vụ và người dân; một số người dân bị thương được xe cấp cứu chuyên dụng đưa đi bệnh viện huyện để chăm sóc y tế.
Ngày 31.3, nhiều người dân Nam Phước dùng xe kéo đưa bàn ghế, vật dụng bị hư và đưa trẻ nhỏ đến trụ sở UBND xã khiếu nại vì cho rằng lực lượng công vụ của xã đã làm hư hại tài sản, tổn hại sức khỏe của người dân; đồng thời yêu cầu buộc phải “đóng cửa” bãi chôn lấp rác Nam Phước.
Sự việc kéo theo rất đông người dân trong xã đến UBND xã theo dõi làm đình đốn các công việc hành chính khác.
Như Thanh Niên đã thông tin, sau khi xảy ra những căng thẳng do ô nhiễm môi trường tại khu xử lý chất thải rắn Lộc Thủy, lãnh đạo Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Huế (Hepco, đơn vị quản lý) đã gặp gỡ, xin lỗi người dân; cam kết bằng văn bản khắc phục tất cả những tồn tại, ô nhiễm.
Ông Phan Ngọc Thọ, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, cũng đã gặp gỡ, đối thoại và xin lỗi người dân vì để xảy ra ô nhiễm cũng như thiếu sót trong điều hành, quản lý của chính quyền, đồng thời đưa ra các giải pháp về di dân. Thế nhưng, người dân không đồng tình ra đi khỏi địa phương để khu xử lý rác tồn tại.
Người dân yêu cầu đóng cửa bãi rác, trả lại môi trường trong xanh như hơn 20 năm trước họ đến đây theo chủ trương giãn dân, xây dựng vùng kinh tế mới của nhà nước.
tin liên quan
Một mình 'một ngựa' đi nhặt rác xuyên ViệtMột mình một chiếc xe đạp mini Nhật cũ, cộng với một chiếc balo và 500.000 đồng tiền mặt, Bùi Thị Thủy đã có hành trình 70 ngày đêm từ Hà Nội tới Cà Mau để... nhặt rác.
Từ vài chục hộ dân, hiện khu kinh tế mới Nam Phước (xã Lộc Thủy) đã lên khoảng 140 hộ dân. Năm 2012, không lâu sau khi bãi chôn lấp rác đi vào hoạt động, Thanh Niên đã có bài phải ánh tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây.
Sự việc tưởng chừng được cải thiện thì một thời gian sau, tình trạng ô nhiễm lại tái phát; gia tăng số người dân mắc bệnh. Đỉnh điểm là trước và sau Tết Nguyên đán vừa qua, lượng xe chở rác đông lên bất thường; rác nhập về khu xử lý không được phun khử chế phẩm đầy đủ; người dân vào bới rác kiếm phế phẩm khiến mùi thối bốc lan xa.
Rác trái tuyến quy hoạch được đưa về Nam Phước bằng ô tô tải không đảm bảo quy cách, chạy cả đêm lẫn ngày; xộc mùi, đổ nước bẩn ra đường ngang nhiên... càng làm người dân bức xúc.
Trong khi đó, một lãnh đạo xã Lộc Thủy thừa nhận sự việc đến lúc này gần như vượt tầm xử lý của huyện, xã.
Bình luận (0)