(Tin Nóng) Cô Qi, một người mẹ ở Vũ Hán, miền trung Trung Quốc đã tạo ra món quà độc đáo làm từ… sữa của cô để tặng bạn bè.
Xà phòng làm từ sữa mẹ đang phát triển mạnh ở Trung Quốc - Ảnh: CEN
|
Trang Daily Mail ngày 19.8 dẫn nguồn tin từ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cho hay những bức hình của món quà này được người tặng quà chia sẻ trên mạng và thu hút nhiều chú ý của cộng đồng mạng.
Được biết, cô Qi có con 4 tháng tuổi nhưng sữa của cô quá nhiều nên cô quyết định tạo ra xà phòng làm từ sữa của mình. Trong 10 ngày cô đã cất được 10 lít sữa. Cô mua bộ làm xà phòng trên mạng và tạo ra 110 thanh xà phòng rồi tặng chúng cho các bạn bè.
Xà phòng làm từ sữa mẹ nhanh chóng trở thành xu hướng mới ở Trung Quốc. Tuy vậy, theo Daily Mail, xu hướng này vốn bắt nguồn từ Đài Loan và Hiệp hội Sữa mẹ ở Đài Loan là hiệp hội đi đầu trong xu hướng này.
Hiện nay ở Trung Quốc đã có khoảng 1.000 cửa hàng trực tuyến bán xà phòng làm từ sữa mẹ hay bộ làm xà phòng. Xà phòng làm từ sữa mẹ đa dạng kiểu dáng, từ hình bông hoa đến hình trái tim và Hello Kitty…
Cô Ding, một trong những người bạn được tặng loại quà đặc biệt này, cho biết: “Đây là món quà độc đáo mà tôi từng thấy”.
Các nhà bán lẻ trực tuyến loại xà phòng này cho biết sản phẩm cũng có công dụng làm sạch, xà phòng này còn làm cho làn da của bạn mềm mại và đẹp tự nhiên.
Tuy nhiên, ông Dongrui Qing, Giám đốc sản khoa tại Bệnh viện Affiliated của Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán, cho rằng có 3 cân nhắc quan trọng khi sử dụng xà phòng sữa mẹ: Việc đầu tiên là sữa mẹ là một loại chất lỏng từ cơ thể, nó có thể chứa các bệnh truyền qua đường máu. Điều này có nghĩa là khi dùng ta nên chắc chắn rằng sữa mẹ này từ người lành mạnh.
Thứ nhì, trong quá trình sơ chế xà phòng, sữa cũng cần được giữ ở nhiệt độ thấp và tiệt trùng, và hộp đựng phải được đóng kín để giảm hư hỏng.
Cuối cùng, phụ nữ mang thai và trẻ em nên tránh sử dụng các loại xà phòng vì họ nhạy cảm hơn với các loại bệnh.
Ngọc Lam
>> Bị ‘ném đá’ vì đăng ảnh cho con mình và con của bạn bú
>> Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tử cung mau phục hồi
>> Cho bé bú mẹ, giảm tác hại từ ô nhiễm môi trường
>> 52 tuổi, vẫn cho con 6 tuổi bú sữa mẹ
>> Những dấu hiệu bệnh phụ nữ không nên bỏ qua
Bình luận (0)