Hãy chào đón cụ tổ của hầu hết mọi loài có vú, Protungulatum donnae, sinh vật có kích thước không to hơn loài chuột hiện nay, đã xuất hiện cách đây 66 triệu năm.
Sau khi hoàn tất cuộc nghiên cứu kéo dài 6 năm qua về cây phả hệ của động vật có vú, các nhà nghiên cứu Mỹ đã xác nhận Protungulatum donnae, ít được đề cập đến trong các tài liệu về hóa thạch, lại là tổ tiên xưa nhất của 5.400 loài động vật có vú còn sống trên bề mặt Trái đất, theo tờ The New York Times.
Động vật có vú, hoặc nhau thai, chỉ những sinh vật nuôi con trong dạ trước khi được sinh ra hoàn chỉnh.
|
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu tổng hợp về gien lẫn giải phẫu học, được công bố rộng rãi trên cơ sở dữ liệu gọi là MorphoBank, trong nỗ lực tìm kiếm tổ tiên chung của động vật có vú, xuất hiện trong giai đoạn từ 200.000 đến 400.000 năm sau khi khủng long bị tuyệt chủng hàng loạt vào cuối Kỷ Phấn trắng.
Tổng cộng, họ đã kiểm tra 83 loài có vú và hóa thạch từ hơn 4.500 loài, từ đó tạo nên cơ sở dữ liệu lớn gấp 10 lần kho dữ liệu được liệt vào dạng đồ sộ nhất trước đây, theo báo cáo trên chuyên san Science.
Cuộc nghiên cứu đã phân tích “mọi khía cạnh trong giải phẫu học về loài có vú, từ sọ và bộ xương, đến răng, cơ quan nội tạng, thậm chí là kiểu lông” để tìm được tổ tiên chung, theo thành viên dự án là John R. Wible, thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie ở Pittsburgh (Mỹ).
Hạo Nhiên
>> Hóa thạch cổ nhất địa cầu
>> Rừng hóa thạch 100 triệu năm tuổi
>> Hóa thạch loài sói đã tuyệt chủng
>> Tìm thấy hóa thạch loài bò sát bay mới
>> Hóa thạch loài bò sát mới
Bình luận (0)