Năm 2023, ngành lâm sản đặt mục tiêu xuất khẩu 17,5 tỉ USD, ngành thủy sản là 10 tỉ USD. Tuy nhiên, hết quý 1, lĩnh vực lâm sản, thủy sản đã sụt giảm cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm trên 28%, thủy sản giảm trên 27%; một số thị trường lớn như Mỹ xuất khẩu gỗ giảm 37%, thủy sản giảm tới 50%. Số đơn hàng giảm mạnh, doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của gần chục triệu lao động.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong lúc thị trường xuất khẩu bị co hẹp, cần hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác tận dụng có hiệu quả thị trường tiêu dùng trong nước với 100 triệu dân; đẩy mạnh cuộc vận động người VN ưu tiên dùng hàng VN. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đàm phán, tiếp tục thực hiện hiệu quả các thỏa thuận, hiệp định của VN với các nước để mở rộng thị trường, chú trọng khai thác các thị trường ngách. Ngoài ra, triển khai các biện pháp phù hợp nhằm chống gian lận xuất xứ hàng hóa trong chế biến, tiêu thụ thủy sản, lâm sản; giảm nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp...
Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ trì phối hợp các cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, đẩy mạnh các giải pháp khắc phục "thẻ vàng" cảnh báo hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Liên minh châu Âu; tìm kiếm, xúc tiến thị trường mới cho hoạt động xuất khẩu nông sản VN; xây dựng, hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành một số cơ chế chính sách về lâm nghiệp, thủy sản. Các bộ, ngành phối hợp gỡ khó về tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ 2% lãi suất...
Thủ tướng giao Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN chủ trì, phối hợp cùng Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương triển khai đề án xây dựng thương hiệu cho 3 sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh của VN là tôm, cá tra và cá ngừ.
CHUYỂN ĐỘNG KINH TẾ ngày 14.4: Sẽ cấp sổ hồng trực tuyến | Hyundai đầu tư 18 tỉ USD cho xe điện
Bình luận (0)