Đó là dự án xây dựng Nhà máy điện phân chì - kẽm tại xã Ngọc Phái, H.Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, do Công ty TNHH Ngọc Linh làm chủ đầu tư. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, dự án này được UBND tỉnh Bắc Kạn chấp thuận đầu tư và được xây dựng từ năm 2009 với công suất chế biến 31.000 tấn/năm, vốn đầu tư ban đầu hơn 1.000 tỉ đồng. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò khai thác chế biến và sử dụng quặng chì kẽm giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2020 thì tỉnh Bắc Kạn chỉ được xây dựng nhà máy chế biến chì kẽm có công suất 10.000 tấn/ năm. Thế nhưng không chỉ có dự án của Công ty Ngọc Linh, UBND tỉnh Bắc Kạn còn cấp phép cho một dự án xây dựng nhà máy khác có công suất 10.000 tấn/năm và cấp phép cho nhiều doanh nghiệp khác cùng thăm dò khai thác chì kẽm.
|
Biết sai vẫn làm
Ông Trần Nguyên, Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bắc Kạn, thừa nhận dự án Công ty TNHH Ngọc Linh là trái với quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, ông Nguyễn cho biết: “Chủ trương thu hút đầu tư là của tỉnh nhưng việc xây dựng nhà máy là có sự đồng ý của các bộ ngành, cụ thể là Bộ Công thương và Bộ TN-MT thì chúng tôi mới làm”. Từ năm 2010, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ sung một số sản phẩm công nghiệp của địa phương vào quy hoạch chung. Tiếp đó, Bộ Công thương và Bộ TN-MT cũng đã có văn bản đề nghị với nội dung trên nhưng đến nay, theo ông Trần Nguyên thì “vẫn chưa nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ”.
Mặc dù trái quy hoạch và chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận nhưng từ cuối năm 2009 đến nay, UBND tỉnh Bắc Kạn vẫn để cho chủ đầu tư ồ ạt đưa máy móc thiết bị vào thi công. Đến nay, chủ đầu tư đã hoàn thành khoảng 70-80% cơ sở hạ tầng và đang tiến hành lắp đặt các thiết bị kỹ thuật, dây chuyền sản xuất.
|
Trả lời PV Thanh Niên về việc nếu Thủ tướng Chính phủ không đồng ý thì việc xây dựng nhà máy và đưa vào sản xuất vận hành có phải là trái phép hay không, ông Trần Nguyên cho biết: “Chủ đầu tư thực hiện đầy đủ hồ sơ thủ tục xây dựng thì các cơ quan chức năng cấp phép, còn đúng hay sai thì xin miễn bình luận” (?).
Ở một khía cạnh khác, dự án của Công ty Ngọc Linh có công suất thiết kế trên 30.000 tấn chì kẽm/năm đòi hỏi phải có vùng nguyên liệu lớn. Thế nhưng, đến nay việc đánh giá trữ lượng của vùng nguyên liệu vẫn chưa được tiến hành mà chỉ căn cứ vào các số liệu lạc hậu trước đây. Theo ông Trần Nguyên, nếu làm một cách bài bản thì phải xem xét trữ lượng và tính toán kỹ hiệu quả kinh tế. “Vấn đề đảm bảo nguyên liệu cho nhà này đã được đề cập, các tài liệu cũ chỉ là dự báo, tối đa cũng chỉ đúng khoảng 50% thì các anh ấy (chủ đầu tư - PV) nói đấy là trách nhiệm của họ, thiếu thì mua nguyên liệu ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên”, ông Nguyên nói.
Công nghệ Trung Quốc, công nhân Trung Quốc Theo Công an tỉnh Bắc Kạn, dự án của Công ty Ngọc Linh sử dụng công nghệ của Trung Quốc nên trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư đã sử dụng nhiều lao động là người Trung Quốc. Thời kỳ cao điểm, chủ đầu tư đã xin phép cho hàng trăm lao động Trung Quốc triển khai dự án, hiện dự án sắp hoàn thành nên chỉ còn khoảng 35 người. Thời gian qua, Công an tỉnh Bắc Kạn đã phát hiện một số trường hợp công nhân Trung Quốc lưu trú quá thời hạn cho phép, lấy gỗ nghiến... |
Thái Sơn
>> Quy hoạch sân bay trực thăng để làm dịch vụ
>> Còn nhiều quy hoạch và dự án “treo”
>> Quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hóa Nguyễn Du
Bình luận (0)