>>
Miền Trung lại chìm trong biển nước
>> Siêu bão Megi sắp vào biển Đông
>> Siêu bão Megi đang tiến nhanh vào Biển Đông
>> Quên mình vì học sinh
>> Miền Trung lại chìm trong biển nước
>> Gần 10.000 học sinh được nhận vở, bút mới
Bão số 6 giật trên cấp 16
(TNO) Theo bản tin phát lúc 21 giờ 30 tối nay 18.10 của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư, tối nay, bão Megi đã đi vào biển Đông, cơn bão số 6. Hồi 19 giờ ngày 18.10, vị trí tâm bão số 6 ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 120,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông biển Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần bão mạnh cấp 15, cấp 16 (tức là từ 167 đến 201 km một giờ), giật trên cấp 16. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 19 giờ ngày 19.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 117,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 570km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 200 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 400 km.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10- 15km. Đến 19 giờ ngày 20.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 200 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 400 km. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 19 giờ ngày 21.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc, 113,9 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông khu vực biển Đông gió sẽ mạnh dần lên cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 14, cấp 15, giật cấp 17. Sóng biển cao từ 12 – 14 mét; biển động dữ dội. Vùng biển quần đảo Hoàng Sa gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12; biển động rất mạnh. * Cũng theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư, lũ trên các sông ở Nghệ An đang lên; các sông ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đang xuống chậm. Mực nước lúc 20 giờ ngày 18 tháng 10 trên một số sông như sau: Sông Cả tại Nam Đàn: 7,4m, trên BĐ2: 0,5m; Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ: 13,99m, trên BĐ3: 0,49m; tại Hòa Duyệt: 11,38m (lúc 17h/18), cao hơn BĐ3: 0,88m; Sông La tại Linh Cảm: 6,74m, trên BĐ3: 0,24m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy: 2,26m, trên BĐ2: 0,06m; Sáng mai (19.10), sông Cả tại Nam Đàn có khả năng đạt đỉnh ở mức: 7,65m, dưới BĐ3: 0,25m, sau đó xuống chậm. Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ xuống mức: 13,25m, dưới mức BĐ3: 0,25m; tại Hòa Duyệt xuống mức: 10,75m, trên BĐ3: 0,25m; Sông La tại Linh Cảm xuống mức 6,4m, dưới mức BĐ3: 0,1m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy xuống mức 1,8m, dưới BĐ2: 0,4m. Tình trạng ngập lụt sâu trên diện rộng ở các lưu vực sông từ Nghệ An đến Hà Tĩnh tiếp tục diễn ra nghiêm trọng. Đề phòng sạt lở đất ở vùng núi tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. TNO |
Nỗi bàng hoàng của những người sống sót
Tiếp xúc với chúng tôi, các hành khách may mắn được cứu thoát vẫn chưa hết bàng hoàng.
Anh Trần Đăng Lực, (47 tuổi, ngụ tại xã Êa Bô, huyện Đắk Nông, Đắk Lắk; quê ở Kim Sơn, Ninh Bình) vật vã ôm đầu khóc ở góc quán cơm, trong nỗi đau tột cùng. “Con trai và cháu gái tôi đang nằm chìm dưới dòng nước lũ, tôi sống làm gì nữa?”, anh Lực đau đớn.
Cháu Lường Thị Khánh Linh (2 tuổi) và bố là Lường Hữu Thành (32 tuổi), trú tại Hoằng Hóa (Thanh Hóa) là hai nạn nhân hy hữu thoát nạn sau khi vật lộn gần 1 km trong dòng nước lũ.
Họ kể: “Chúng tôi đang ngủ gà gật, thì bất ngờ bác tài xế hét to kêu mọi người đập vỡ kính. Tôi và hai người nữa phá tung cửa kính của xe. Tôi ôm chặt cháu thoát ra khỏi chiếc xe trong cơn hoảng loạn. Rồi một tay tôi bế con và cố hết sức bơi vào bờ, nhưng do nước lũ chảy xiết, nên hai bố con bị cuốn ra xa khu vực gần 1 km. Phải mất gần 2 giờ đồng hồ bố con tôi mới bơi được vào bờ”.
Anh Trần Văn Trường (lái xe) tường trình: “Do trời tối, nước ngập, tôi không thể dò đường được, nên xe lọt vào hố sâu, chao đảo, nghiêng khoảng 30 độ rồi chết máy. Lúc đó, tôi vơ vội chiếc gậy quay lại đập tung cửa kính và kêu gọi bà con thoát ra ngoài. Tôi cố gắng bấu lấy thân xe để khỏi bị nước lũ cuốn trôi. Xe chồng chềnh, trôi ra gần 10m và rồi lộn nhào xuống dòng nước chảy xiết. Khi đó, đã có khoảng gần nửa hành khách thoát ra khỏi xe, những người còn lại vẫn đang nằm trong xe, chưa đầy 30 phút chiếc xe chìm dần xuống nước và bị cuốn trôi đi”.
|
Được biết, Quốc lộ (QL) 1A đoạn qua xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã bị nước lũ dâng cao, chia cắt từ chiều tối ngày 17.10.
Lực lượng cảnh sát giao thông ở thị xã Hồng Lĩnh (phía nam điểm ách tắc) và lực lượng Cảnh sát giao thông huyện Nghi Xuân đã lập rào chắn điều tiết các phương tiện lưu thông trên tuyến QL 1A chạy vòng theo QL 8B, nhưng không hiểu vì lý do gì chiếc xe khách 48K-5868 vẫn đi qua điểm ngập lụt và bị nạn.
Trao đổi với Thanh Niên Online qua điện thoại, ông Nguyễn Thanh Tân, Giám đốc Công an Hà Tĩnh, cho biết: “Từ chiều 17.10, lực lượng công an đã tổ chức lực lượng, lập chốt, điều tiết giao thông tại các điểm ngập lụt trên QL 1A. Tuy nhiên, do lượng xe quá đông, đặc biệt có nhiều xe khách đã cố tình vượt qua rào chắn, nên lực lượng cảnh sát không thể ngăn chặn hết được…”.
Dùng xe lội nước, xuồng cao tốc, thiết bị rà phá bom mìn... để tìm kiếm
* Trước đó, đến 13 giờ 30 trưa 18.10, cuộc tìm kiếm vẫn đang được tiến hành khẩn trương, Bộ tư lệnh QK 4 đã điều động lực lượng Bộ đội công binh với phương tiện xe lội nước, xuồng cao tốc, thiết bị rà phá bom mìn (để xác định vị trí xe), nhưng vẫn chưa tìm thấy.
Ngay sau khi nhận được thông tin về chiếc xe khách bị lũ cuốn trôi xuống sông Lam vào khoảng 4 giờ 30 sáng 18.10, các lực lượng công an Hà Tĩnh và bộ đội của Quân khu (QK) 4 đã kịp thời có mặt tại hiện trường để cứu hộ, cứu nạn. Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh và Tư lệnh QK4 đã có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ huy cuộc tìm kiếm.
Tuy nhiên, sau hơn nửa ngày tung các lực lượng cùng với các phương tiện tìm kiếm trong một phạm vi rất rộng, các lực lượng tìm kiếm vẫn chưa tìm thấy thi thể của khoảng 20 hành khách, hai phụ xe cùng chiếc xe khách bị dòng nước lũ cuốn trôi xuống sông Lam.
Đến 13 giờ 30 trưa 18.10, cuộc tìm kiếm vẫn đang được tiến hành khẩn trương, Bộ tư lệnh QK 4 đã điều động lực lượng Bộ đội công binh với phương tiện xe lội nước, xuồng cao tốc, thiết bị rà phá bom mìn (để xác định vị trí xe), nhưng vẫn không tìm thấy.
Trước đó vào khoảng 6 giờ 30, em Nguyễn Quốc trung (SN 1993) ngụ tại thôn 9 xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân trong khi đang bơi thuyền đánh cá tại khu vực cầu Rong đã phát hiện tiếng kêu cứu trên dòng nước lũ.
Chỉ có 4 trong số 17 người thoát chết biết bơi và tự bơi được vào bờ, số còn lại thoát được ra khỏi xe đã phải bấu víu vào cột điện cao thế và các lùm cây cao kêu cứu. Hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Lý, ngụ tại xã Xuân Hồng (người điều khiển chiếc xa Inova bị nạn cùng với chiếc xe khách) cũng đã bơi thuyền ra, cùng với em Trung cứu những người bị nạn vào bờ.
Trong số 17 người được cứu, có 1 người đã chết (chưa rõ danh tính). Tài xế chiếc xe khách nói trên tên là Sơn, đang bị công an tạm giữ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh cho biết: Hiện tại tình hình lũ lụt tại Hà Tĩnh là cực kỳ nghiêm trọng. Chưa bao giờ Hà Tĩnh bị thiệt hại ghê gớm như đợt này. Hiện hầu hết các huyện thị, TP trên địa bàn đều xảy ra tình trạng ngập lụt trên diện rộng từ 1-2m. Tỉnh Hà Tĩnh đang bằng mọi biện pháp điều động các lực lượng xuống các địa bàn để sơ tán, cứu dân.
Tuy nhiên, do lũ lụt trên diện rộng, nhiều tuyến đường bị ách tắc, nên việc tiếp cận với các vùng lũ là cực kỳ khó khăn. Tuy vậy, chúng tôi đang nỗ lực hết sức, cùng với sự chi viện của lực lượng bộ đội QK 4 để cứu người dân trong lũ. Nhiệm vụ cáp bách hiện nay là phải cứu đói cho dân, không để người dân bị chết do đói rét.
Riêng về vụ tai nạn của chiếc xe khách trên QL1A đoạn qua địa bàn huyện Nghi Xuân, ông Bình cho biết: Đây là một sự cố hết sức đáng tiếc. Hiện nay, chúng tôi đã đưa những người bị nạn được cứu sống đến nơi an toàn và kịp thời thăm hỏi động viên. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đang nỗ lực hết sức mình để tìm kiếm thi thể của những nạn nhân xấu số cùng với chiếc xe bị cuốn xuống sông Lam.
Danh sách 17 được cứu (có 1 người đã chết, hiện chưa xác định được danh tính) Cao Đắc Chí, Đỗ Văn Toàn, Nguyễn Văn Giá, Hoàng Văn Đồ, Trần Văn Tấn, Nguyễn Thanh Thắng, Tô Văn Đề (huyện Hải Hậu, Nam Định), Đinh Văn Lộc (huyện Giao Thuỷ, Nam Định), Phạm Đình Nghiệp (huyện Trực Ninh, Nam Định), Đinh Công Luận (huyện Gia Viễn, Ninh Bình), Trần Văn Lực (huyện Kim Sơn, Binh Bình), Hà Tuấn Tọa, Lường Hũu Thanh, Lường Thị Khánh Linh (con ông Thanh huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), Trần Thị Mây (huyện Đức Lây, Đắk Nông), Trần Văn Tường - lái xe (huyện Hải Hậu, Nam Định), Phan Anh Quế - lái xe, Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk) |
Những nạn nhân thoát chết trở về Vụ tai nạn kinh hoàng vào 4 giờ 30 phút sáng 18.10, tại cầu Rong, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) khiến 37 hành khách lao xuống dòng nước lũ, 18 người thoát nạn trở về còn những nạn nhân khác vẫn đang chìm nghỉm trong dòng nước lũ như Thanh Niên Online đã thông tin. Tai nạn kinh hoàng trong lũ dữ PV Thanh Niên Online đã có mặt rất sớm tại hiện trường vụ tai nạn. Khi đó, lực lượng cứu hộ tỉnh và Quân khu (QK) 4 đã dốc hết mọi lực lượng để tìm kiếm những nạn nhân bị lũ cuốn trôi. May mắn 18 nạn nhân đã kịp thời được cứu thoát, trong đó có 4 nạn nhân biết bơi và kịp thời leo lên bờ, còn lại bấu lấy cột điện, gốc cây chờ đợi. Đến 19 giờ tối nay, 18 nạn nhân đã được cứu thoát khỏi dòng nước lũ (tìm thấy anh Lê Văn Hoàng, Nam Định). Chúng tôi đã tiếp cận hiện trường, những nạn nhân hy hữu thoát chết tường thuật lại vụ tai nạn kinh hoàng trong nước mắt. Khoác vội lên người những bộ quần áo mà người dân vùng lũ chia sẻ, ăn vội những bát cơm để lót bụng, khuôn mặt họ vẫn còn thẫn thờ, bàng hoàng. Bác Nguyễn Duy Thái (63 tuổi), xóm 9, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân người trực tiếp chứng kiến vụ tai nạn bấu lấy PV và kể lại: “Thằng cháu tôi Nguyễn Quốc Trung, 17 tuổi, đang chèo thuyền trên nước lũ, bất chợt khi một tiếng gọi cầu cứu thảm thiết của một người phụ nữ đang cố bấu lấy cột điện. Nó chèo thuyền tiến sát, đồng thời gọi người dân đến giúp chị lên bờ”. Người phụ nữ đó là chị Trần Thị Mây (30 tuổi), ở tỉnh Đắk Lắk. Lúc đó, chị chỉ giơ được cánh tay lên kêu cứu, một tay bấu lấy cột điện. Khi Trung và những người dân khác đưa chị lên bờ, chị đã hoàn toàn bất tỉnh. Chị đang nằm điều trị tại trạm y tế xã Xuân Lam trong tình trạng hôn mê, chưa có người thân đến chăm sóc. Chuyến xe định mệnh, chỉ 4 người biết bơi, dòng nước lũ mênh mông, chảy xiết, họ bị dạt ra gần 1km. 17/37 hành khách thoát chết trở về sau khi bị nước lũ cuốn trôi, họ vẫn chưa hoàn hồn khi kể lại câu chuyện kinh hoàng gần 3 giờ ngụp lặn trong nước lũ. Nỗi đau mất con, mất người thân Gần 15 giờ chiều, chúng tôi mới tiếp cận được các nạn nhân thoát chết trở về. Họ vẫn còn hoang mang, lo sợ. Anh Trần Đăng Lực (47 tuổi), ở Đắk Lắk ngồi thẫn thờ trong góc quán cơm Hữu Hoa, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân kể trong đau đớn: “Tôi đã kịp thoát ra khỏi xe, bơi lên bờ nhưng con trai tôi, cháu tôi giờ vẫn đang nằm chìm trong nước lũ, chắc chúng…!”. Đến 19 giờ tối nay, con trai anh Lực là Trần Đăng Khoa (18 tuổi) và cháu gái Nguyễn Thị Thùy (17 tuổi) vẫn chưa tìm thấy. Thoát nạn hy hữu nhất là hai bố con anh Lường Văn Thành (32 tuổi) và con gái Lường Thị Khánh Linh (2 tuổi). Và vội bát cơm vào miệng, anh nhìn con gái kể: “Khi tài xế hét to, xe sắp lật, đề nghị bà con bình tĩnh, nhanh chóng phá cửa kính, thoát ra rồi cố gắng bấu lấy thân xe, tôi bồng chặt con gái, bị nước lũ cuốn ra gần 1km, một tay bế con, cố gắng bơi nhanh vào bờ. Gần 2 giờ đồng hồ, hai bố con tôi đã an toàn khi thấy mọi người cứu hộ”. Sắc mặt vẫn giữ được sự bình tĩnh, anh Nguyễn Văn Thắng (57 tuổi), ở huyện Hải Hậu (Nam Định) tường thuật một cách rành mạch chuyện thoát chết kỳ diệu và sự cố tai nạn trên. “Chiếc xe nghiêng ngả, tài xế hét to xin bà con bình tĩnh, đề nghị đập vỡ cửa kính, thoát ra nhanh, xe sắp chìm xuống nước. Tiếng rầm, rồi nhào thẳng xuống dòng nước, tiếng la hét ầm ầm trong đêm tối. Tôi chỉ biết, tôi đã thoát ra khỏi chiếc xe và vật lộn với dòng nước lũ và bơi được vào bờ”. Trên xe khách có 4 tài xế (2 thoát nạn còn 2 đang chìm nghỉm dưới dòng nước lũ). Rất lâu chúng tôi mới tiếp xúc được tài xế Trần Văn Trường. “Trời lúc đó tối om, nước lũ dâng cao, tôi mất phương hướng, bất ngờ bánh xe lọt vào hố sâu, xe chao đảo, nghiêng khoảng 30 cm rồi đứng yên. Lúc đó, tôi vơ vội chiếc gậy quay lại đập tung cửa kính đề nghị bà con thoát ra và cố gắng bấu lấy thân xe để khỏi bị nước lũ cuốn trôi”, anh Trường kể lại sự việc. “Xe chồng chềnh, trôi ra gần 10m và rồi lộn nhào xuống dòng nước chảy xiết, chìm nghỉm.. Khi đó, đã có khoảng gần nửa hành khách thoát ra khỏ xe, những người còn lại vẫn đang nằm trong xe, chưa đầy 30 phút chiếc xe chìm hẳn xuống nước và cuốn trôi đi”, anh Trường nói rõ nguyên nhân sự cố tai nạn trên. Hiện 19 nạn nhân vẫn chưa tìm thấy thi thể. Còn những nạn nhân thoát chết, còn đó những nỗi lo, họ chỉ biết cầu trời cho người nhà và những nạn nhân khác thoát nạn. Mọi lực lượng tìm kiếm cứu hộ đang nỗ lực hết mình tìm kiếm những nạn nhân còn lại.
Trương Hoa |
|
Ông Nguyễn Duy Thái (63 tuổi), xóm 9, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, người trực tiếp chứng kiến vụ tai nạn tường thuật lại sự việc
Những người được cứu thoát khỏi cơn lũ xoáy vẫn chưa hoàn hồn
Nụ cười thoát chết sau khi bị nước lũ cuốn trôi của hai bố con anh Lường Hữu Thành (32 tuổi) và con gái Lường Thị Khánh Linh (2 tuổi), trú tại Hoàng Hóa (Thanh Hóa)
Anh Nguyễn Thành Thắng (57 tuổi), trú tại xã Hải Long, huyện Hải Hậu (Thanh Hóa) kể lại câu chuyện khi phá vỡ kính xe để bơi vào bờ
Anh Hà Xuân Tọa, huyện Hoàng Hóa (Thanh Hóa) vẫn chưa hoàn hồn sau khi bị lũ cuốn trôi hơn 1 km
Anh Trần Đăng Lực (47 tuổi), xã Ê-a-bô, Đắk Nông đã được lực lượng cứu hộ cứu thoát khi đang cố bấu lấy cột điện. Nhưng cậu con trai của anh Lực là Trần Đăng Khoa (18 tuổi) và cháu gái Nguyễn Thị Thùy (17 tuổi) hiện vẫn đang chìm dưới dòng nước lũ - Ảnh: Trương Hoa
Bão Megi tàn phá Philippines Hôm nay (18.10), siêu bão Megi với sức gió mạnh tới hơn 225 km/giờ đã tràn vào miền bắc Philippines, làm một người thiệt mạng, gây lở đất ở các khu vực miền núi và làm tốc mái nhiều ngôi nhà… Hàng ngàn người dân ở các khu vực nằm trên đường bão đi đã được đưa đi sơ tán. Các cơ quan cứu trợ khẩn cấp được đặt trong tình trạng báo động cao và nhiều trường học đã đóng cửa, BBC đưa tin. Các tỉnh Cagayan và Isabela thuộc miền bắc Philippines đã được đặt trong tình trạng báo động ở mức cao nhất. Một người đàn ông ở Cagayan bị mất tích sau khi ngã xuống sông Buntun. Nhiều trụ điện tại đây bị bão quật ngã.
Trước đó, các cơ quan cứu trợ khẩn cấp đã khẩn trương dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men phòng trong trường hợp bức thiết, theo BBC. Việc đi lại trên đường biển đã bị cấm. Các tàu đánh cá không được phép ra khơi, hãng AFP dẫn thông tin từ giới chức địa phương cho hay. Hàng ngàn binh sĩ và quan chức đã trong tình trạng sẵn sàng ứng cứu bão. Xe tải, tàu thuyền cứu hộ đã được điều đến gần những vùng dễ bị bão tàn phá, Benito Ramos - một quan chức thuộc Cơ quan ứng phó thiên tai Philippines - cho hay. “Mọi thứ giống như là chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh. Chúng tôi đã rút ra nhiều bài học từ những cơn bão trước và chúng tôi quyết không để bất cứ ai thiệt mạng”, ông Ramos phát biểu trên hãng tin AP. Các trường học ở đảo Luzon đã đóng cửa trong hôm nay. Được biết, khu vực nằm trong hướng đi của bão là một trong những vùng trồng lúa chính ở Philippines. Theo giới chức địa phương, đây là cơn bão mạnh nhất ở Philippines trong 4 năm. Vào năm 2006, một cơn bão với sức gió 155 km/giờ đã gây lở đất, chôn vùi nhiều làng mạc và cướp đi sinh mạng của khoảng 1.000 người. Theo hãng AP dẫn nguồn tin từ Cơ quan khí tượng Trung Quốc, vào cuối ngày hôm nay, bão Megi sẽ tiếp tục di chuyển đến miền nam nước này, nơi đã sơ tán hơn 100.000 người dân do đợt lũ trước đó. Huỳnh Thiềm |
Siêu bão Megi sắp vào Biển Đông
Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, hồi 13 giờ chiều nay 18.10, vị trí tâm bão Megi ở vào khoảng 17,2 độ vĩ bắc; 121,9 độ kinh đông, trên đất liền phía đông đảo Luzon (Philippines).
>> Siêu bão Megi tàn phá Philippines / Siêu bão Megi đang tiến nhanh vào Biển Đông Sức gió mạnh nhất ở vùng gần bão mạnh cấp 16, cấp 17 (tức là từ 184 đến 220 km/giờ), giật trên cấp 17. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Như vậy khoảng tối và đêm nay (18.10) bão Megi sẽ đi vào khu vực phía đông của Biển Đông. Đến 13 giờ ngày 19.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,6 độ vĩ bắc; 118,1 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 610 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km/giờ), giật cấp 16, cấp 17. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 200 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 400 km.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km. Đến 13 giờ ngày 20.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,1 độ vĩ bắc; 115,8 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 410 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km/giờ), giật cấp 16, cấp 17. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 200 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 400 km. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 13 giờ ngày 21.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,1 độ vĩ bắc, 113,9 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240 km về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km/giờ), giật cấp 15, cấp 16. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía đông khu vực bắc biển Đông gió sẽ mạnh dần lên cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 14, cấp 15, giật cấp 17. Sóng biển cao từ 12 - 14m. Biển động dữ dội.
Tiến Dũng |
Trưa nay 18/10, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã họp khẩn cấp theo hình thức trực tuyến với tất cả các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định, chỉ đạo một loạt các giải pháp sẵn sàng ứng phó với thiên tai đang diễn ra dồn dập. Lũ chồng lũ, siêu bão đe dọa nhiều tỉnh Theo các báo cáo khẩn từ các cơ quan chức năng, lượng mưa kéo dài từ đêm 14 đến sáng nay ở các tỉnh Bắc Trung bộ, Trung bộ có dấu hiệu ngớt nhưng nước lũ đổ về hạ du vẫn ở mức cao. Lượng mưa trung bình đo được đến 11h trưa nay từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi phổ biến 100-300 mm, tâm mưa từ Nghệ An đến Quảng Bình là 500-700mm, một số điểm đạt xấp xỉ 1.000mm. Lũ vượt đỉnh lịch sử xuất hiện ở một số nơi,… “Ảnh hưởng của đợt lũ hết sức nguy hiểm do là lũ kép, cách nhau chưa đầy 1 tuần. Mưa sẽ kéo dài đến ngày mai, dù cường độ giảm dần, tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh, lũ ở Nghệ An sẽ tiếp tục tăng ở sông Lam, tại Hà Tĩnh nước rút chậm”, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Bùi Minh Tăng cho biết. Đến thời điểm này, Nghệ An có 21 xã bị ngập sâu, trong đó 9 xã bị cô lập, Hà Tĩnh có tới 178 xã bị ngập, trong đó 105 xã bị ngập sâu và chia cắt, Quảng Bình có 80 xã bị ngập, 12 xã bị cô lập. Các tuyến giao thông lớn đường bộ, đường sắt bị chia cắt, ách tắc hàng chục điểm. Theo ước tính đã có 30 người chết, nghiêm trọng là tại Hà Tĩnh xảy ra vụ tai nạn xe khách bị trôi làm mất tích 20 hành khách chưa tìm được. Trong thời điểm cấp bách này, cơn bão Megi hình thành từ chiều 13/10, đạt cường độ cực đại 225 km/h (cấp 17, giật trên cấp 17) đến trưa nay đã hoành hành trên đảo Luzon (Philippines). Hướng di chuyển của bão Megi dự báo trong 24h tới sẽ theo hướng Tây – Tây Nam trên biển Đông, rồi chuyển hướng Tây Tây Bắc.
Kinh nghiệm cho thấy các siêu bão trong khu vực có đường đi hết sức phức tạp. Dự báo của các trung tâm khí tượng thủy văn trên thế giới đều cho rằng bão sẽ giảm bớt cường độ và sẽ đi lên phía Bắc, đổ bộ vào bờ biển Trung Quốc. Thống kê từ Bộ đội biên phòng cho biết, hiện ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa có 374 tàu với 4.761 người đang hoạt động, còn ở khu vực khác và đang neo đậu là 43.563 tàu. Bộ Giao thông vận tải cho biết, sáng nay hầu hết các tuyến giao thông huyết mạch đã thông xe, riêng tuyến đường Hồ Chí Minh ở Quảng Bình bị đứt gãy, đang phải tổ chức mở đường tạm, các đường ngang như QL 7, 8 đều đã nhanh chóng khắc phục, sớm hoạt động trở lại. Đường sắt Bắc – Nam qua khu vực vẫn có điểm bị ngập 1-1,5m và ách tắc, ngành đường sắt đã chuyển tải hết số lượng hành khách bằng xe ô tô. Nghệ An, Hà Tĩnh cùng đề nghị Trung ương cứu trợ khẩn 5.000 tấn gạo và tiền để tổ chức các biện pháp khắc phục, hỗ trợ nhân dân ứng phó với bão lũ. Tinh thần chống siêu bão phải ở mức cao nhất Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương tiếp tục các biện pháp phòng, chống mưa lũ theo tinh thần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trong Công điện khẩn mới đây. Đặc biệt lưu ý việc chăm lo cho các gia đình thiệt hại về người, mất nhà cửa, bị chia cắt. Kiểm tra, củng cố các công trình giao thông, hồ, đập. Có các phương án phục hồi sản xuất, đời sống sau lũ.
Đặc biệt, đối với siêu bão Megi, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan dự báo thận trọng, liên tục xác định chính xác hướng di chuyển của bão, khu vực nguy hiểm trên biển Đông, thông báo cho chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để di chuyển đến nơi an toàn. Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa tổ chức kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi; trên tinh thần xác định đây là cơn bão mạnh, phạm vi ảnh hưởng rất rộng nên tùy theo phạm vi ảnh hưởng để triển khai ứng phó phù hợp, không chỉ tập trung vào vị trí tâm bão mà phải quan tâm cả tới vùng ảnh hưởng của bão. Các địa phương chuẩn bị ngay các phương án sơ tán dân một cách chi tiết và cụ thể, phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ phụ trách từng thôn, từng cụm dân cư. Kiên quyết sơ tán triệt để dân ra khỏi vùng cửa sông, ven biển, nơi có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nước dâng do bão, những nơi nhà cửa không đảm bảo an toàn. Thực hiện ngay việc chặt tỉa cành cây, chuẩn bị chằng chống nhà cửa, kho tàng, cơ sở sản xuất, trường học, cơ sở y tế. Tại các khu neo đầu tàu thuyền, phải bố trí lực lượng hướng dẫn chi tiết việc neo đậu đúng kỹ thuật, tránh va đập làm vỡ tàu và chìm ở nơi neo đậu, kiên quyết không để người trên thuyền, tại khu vực nuôi trồng thủy hải sản. Chính quyền, các lực lượng chức năng, nhân dân chuẩn bị tốt các trang thiết bị, phương tiện để có thể đi lại, liên lạc, thông tin trong bão nhằm bảo đảm công tác chỉ đạo đối phó với bão. Tăng cường dự trữ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm để đối phó tình huống thiệt hại, chia cắt do mưa lũ, bão gây ra. Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Ngọc Minh - Trương Hoa - Khánh Hoan
Hình ảnh tại đầu cầu Nghệ An - Ảnh Chinhphu.vn
Hướng đi và vị trí bão Megi - Ảnh Chinhphu.vn
>> tiếp tục cập nhật
Bình luận (0)