Cấm xe máy chạy quá 40 km/giờ tại khu dân cư, có thật không?

Việt Đức
Việt Đức
26/09/2019 13:21 GMT+7

Sự lẫn lộn, không rõ ràng giữa 2 khái niệm “xe gắn máy” và “xe máy” đã dẫn tới những hiểu lầm đáng tiếc khi Thông tư 31/2019/TT-BGTVT đã công bố.

Những ngày qua, không ít người bày tỏ sự khó hiểu, thậm chí bức xúc khi đọc thông tin về Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông sẽ có hiệu lực từ ngày 15.10.2019. Trên thực tế, quy định cấm xe gắn máy chạy quá 40km/giờ đã có hiệu lực từ 1.3.2016 thông qua Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT.

Được biết, thông tin gây hiểu nhầm nằm ở điều 8 Thông tư 31 quy định xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bao gồm cả xe máy điện và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không được quá 40 km/giờ. Nhiều người đã nhầm lẫn khái niệm xe gắn máy với mô tô (xe máy) bởi về cơ bản tại Việt Nam trong cách gọi thông thường xe gắn máy và xe máy chưa bao giờ là khái niệm tách rời và mô tô được hiểu là xe phân khối lớn. Trong khi đó, tại các văn bản luật xe máy lại nằm trong khái niệm mô tô khiến nhiều người hiểu sai.

Nhắc đến mô tô, người dân thường hiểu ngay là xe phân khối lớn, chí ít cũng là xe côn tay

Cụ thể, xe gắn máy là cách gọi các loại xe chạy bằng động cơ có 2 hoặc 3 bánh với vận tốc thiết kế dưới 50 km/giờ dung tích động cơ không quá 50 phân khối trong khi mô tô là xe 2 hoặc 3 bánh di chuyển bằng động cơ có dung tích trên 50 phân khối. Như vậy, với hầu hết các phương tiện hai bánh đang di chuyển bằng động cơ trên đường đều thuộc khái niệm mô tô chứ không phải xe gắn máy. Với những phương tiện này tốc độ tối đa cho phép vẫn là 60km/giờ tại khu vực động dân cư nơi có đường đôi hoặc đường 1 chiều có 2 làn xe cơ giới trở lên.

Từ sự việc trên, nhiều ý kiến cho rằng các nhà làm luật cũng nên có những khái niệm phù hợp với cách hiểu của đại đa số người dân tránh máy móc quá dẫn tới những hiểu nhầm không đáng có.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.