Theo Bernama, buổi lễ duyệt binh có sự chủ trì của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ông Mahathir cùng các quan chức cấp cao của Malaysia trên chiến hạm chỉ huy KD Perantau tham gia sự kiện này trong 1 giờ 30 phút. Các chiến hạm các nước đã kéo còi và chào tàu KD Perantau khi tàu này đi ngang qua. Có 40 chiến hạm tham dự sự kiện này, gồm 24 tàu của nước chủ nhà và 16 tàu của 12 nước. Hải quân Việt Nam tham dự với chiến hạm 012 Lý Thái Tổ.
Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad trên tàu chỉ huy KD Perantau duyệt đội hình chiến hạm các nước tại Langkawi Hải quân Malaysia
|
Đây là lần thứ 15 triển lãm hàng hải và hàng không quốc tế Langkawi diễn ra (2 năm một lần, từ 1991), nhằm giới thiệu những ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, dân sự và thương mại liên quan tới hàng không và hàng hải. Lần thứ 15 này (từ 26 - 30.3) LIMA 2019 thu hút các đoàn khách từ 32 nước và 406 doanh nghiệp quốc phòng, 200 đoàn doanh nghiệp quốc tế tham dự.
Theo kế hoạch, đoàn Hải quân Việt Nam sẽ tham gia các hoạt động: Tham dự lễ khai mạc và tham quan triển lãm LIMA 2019, duyệt binh tàu chiến các nước; diễn tập cùng tàu Hải quân các nước trên vùng biển Bắc eo Malacca/Malaysia. Sau đó đoàn Hải quân Việt Nam thăm cảng TaninTharyi, tỉnh Mergui, Myanmar và tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa hàng hải, ẩm thực quốc tế.
Chiến hạm 012 Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam tại Langkawi, Malaysia Naval News
|
Tại LIMA 2017, Việt Nam cử chiến hạm 011 Đinh Tiên Hoàng tham dự. Cả hai chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đều thuộc lớp tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 do Nhà máy đóng tàu Gorky ở Zelenodolsk, CH Tatarstan, Nga đóng cho Hải quân Việt Nam (gồm 4 chiếc).
Tàu lớp Gepard 3.9 dài 102 m, lượng choán nước 2.200 tấn, thuỷ thủ đoàn tối đa 103 người, tốc độ tối đa 23 knot (42,5 km/giờ), tầm hoạt động 9.200 km. Tàu trang bị hệ thống tên lửa diệt hạm Uran-E (2 dàn, mỗi dàn 4 ống phóng, tên lửa hành trình có tầm bắn xa 130 km), 1 pháo hạm AK-176M loại 76,2 mm; một dàn pháo - tên lửa phòng không tầm gần Palma (gồm 2 pháo 30 mm bắn nhanh loại 6 nòng, 8 tên lửa tầm gần Sosna-R nhắm bắn bằng laser), hai pháo bắn nhanh tự động AK-630M loại 30 mm (6 nòng) dùng diệt máy bay, tên lửa diệt hạm. Tàu còn mang được 1 trực thăng săn ngầm Ka-28 hoặc Ka-31.
Riêng 2 chiến hạm 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung còn có thêm 4 ống phóng ngư lôi loại 533 mm đặt hai bên mạn tàu.
Tàu lớp Gepard 3.9 có chức năng tuần tra bảo vệ EEZ, hộ tống, chiến đấu (độc lập hoặc theo nhóm) chống tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay đối phương.
Hình ảnh tàu chiến một số nước tham dự LIMA 2019:
Tàu chỉ huy KD Perantau của Malaysia Bernama
|
Hộ tống hạm KD Lekiu của Hải quân Malaysia Hải quân Malaysia
|
Tàu chỉ huy Hạm đội 7 Mỹ, chiếc USS Blue Ridge Naval News
|
Khu trục hạm USS Preble của Hạm đội 7 Mỹ Naval News
|
Tàu hộ tống chống ngầm INS Kadmatt của Hải quân Ấn Độ Livefist
|
Hộ tống hạm YueYang của Hải quân Trung Quốc Hải quân Malaysia
|
Tàu quét mìn HMAS Diamantina của Hải quân Úc SeaWaves Magazine
|
Tàu đổ bộ KRI-Banda-Aceh của Hải quân Indonesia Naval News
|
Trực thăng Malaysia bay qua chiến hạm BNS Somudra Joy (F-28) của Bangladesh, vốn là tàu tuần duyên Jarvis lớp Hamilton do Mỹ cung cấp, cùng lớp tàu CSB 8020 của Cảnh sát biển Việt Nam Hải quân Malaysia
|
Xem clip chiến hạm 012 Lý Thái Tổ chào tàu chỉ huy KD Perantau ngày 27.3.2019 (Hải quân Malaysia):
Bình luận (0)