ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) cho rằng, quy định hạn mức một doanh nghiệp (DN) nợ 200 triệu đồng, trong vòng 3 tháng nếu chủ nợ phát đơn yêu cầu phá sản sẽ không phù hợp đối với các hộ là tiểu thương, hợp tác xã. Bởi hiện tại, quy mô các hộ gia đình, tiểu thương như tại TP.HCM một sạp hoa quả, hàng khô đã có số nợ lên 1 tỉ đồng. “Như vậy có nên đưa đối tượng là hộ cá nhân hay gia đình vào luật không. Đặc biệt vừa qua có tình trạng siết nợ lẫn nhau, lên tới cả vài trăm triệu và vài tỉ đồng. Do đó, tôi đề nghị nên xem xét lại đối tượng áp dụng”, ĐB Hòa đề nghị.
Đối với việc thực hiện thủ tục phá sản, ĐB Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) đề nghị cần có tiêu chí và định lượng để xác định nguyên nhân, tình hình tài chính của DN, xem DN, hợp tác xã có khả năng thanh toán nợ hay không khi thực hiện thủ tục phá sản theo yêu cầu. Đồng thời, đề nghị nghiên cứu bổ sung quyền trực tiếp yêu cầu mở đơn của người lao động; bổ sung thêm quy định tất cả các DN, hợp tác xã cần kiểm kê lại tài sản trước khi có yêu cầu nộp đơn thực hiện thủ tục phá sản.
Anh Vũ
>> Hạn chế hậu quả do phá sản gây ra
>> Nợ 200 triệu được phá sản?
Bình luận (0)