TNO

Xem máy bay năng lượng mặt trời bay vòng quanh trái đất

10/03/2015 16:12 GMT+7

(Tin Nóng) Lúc 9 giờ 35 sáng 10.3 (giờ VN), máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 với phi công Thụy Sĩ Bertrand Piccard đã cất cánh khỏi sân bay Muscat tại Oman, bắt đầu chặng bay thứ 2 vượt biển Ả rập đến Ấn Độ sau khi hoàn tất chặng bay đầu dài 400 km từ Abu Dhabi đến Oman dài 12 giờ bay, theo Times of Oman.

(Tin Nóng) Lúc 9 giờ 35 sáng 10.3 (giờ VN), máy bay bay bằng năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 với phi công Thụy Sĩ Bertrand Piccard đã cất cánh khỏi sân bay Muscat tại Oman, bắt đầu chặng bay thứ 2 vượt biển Ả rập đến Ahmedabad (Ấn Độ) sau khi hoàn tất chặng bay đầu dài 400 km từ Abu Dhabi đến Oman dài 12 giờ bay, theo Times of Oman.


Máy bay Solar Impulse 2 cất cánh khỏi Oman sáng 10.3 để đến Ahmedabad (Ấn Độ) với hành trình dài 1.465 km, bay trong 16 giờ - Ảnh: AFP

Chuyến bay từ Oman đến Ấn Độ dài 1.465 km, bay trong 16 giờ.

Ông Bertrand Piccard đang cùng phi công Andre Borschberg (vừa thực hiện chuyến bay đầu từ Abu Dhabi đến Oman) thực hiện chuyến bay vòng quanh trái đất (35.000 km) trong 5 tháng bằng máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 (1 chỗ ngồi), để cổ động cho chương trình sử dụng năng lượng sạch do dự án Solar Impulse (Thụy Sĩ) phát động.

Chủ tịch Solar Impulse, ông Bertrand Piccard sẽ thay phiên lái máy bay này với phi công Borschberg trong hành trình vòng quanh thế giới trong 5 tháng.

Máy bay sẽ dừng nhiều chặng trên hành trình bay từ tây sang đông, thời gian ngừng lâu nhất là ở Trung Quốc (gần 1 tháng) để máy bay nạp đủ năng lượng cần thiết cho giàn pin mặt trời trên cánh nhằm đủ sức bay vượt Thái Bình Dương đến Mỹ trong 5 ngày 5 đêm.

Sau khi đến Mỹ, máy bay sẽ dừng vài chặng, rồi vượt Đại Tây Dương, sang Bắc Phi và đến lại Abu Dhabi vào khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8.2015.

Solar Impulse 2 lớn hơn chiếc Solar Impulse trước đã bay thử nghiệm 5 năm qua. Solar Impulse 2 có thân làm bằng sợi carbon, nặng 2,3 tấn, 1 chỗ ngồi, có sải cánh dài 72 m, lớn hơn sải cánh của máy bay Boeing 747. Trên cánh của nó gắn 17.248 tấm pin năng lượng mặt trời để cung cấp điện quay 4 động cơ cánh quạt, và sạc cho 4 bình điện lithium polymer.

Máy bay này bay với tốc độ trung bình 45 km/giờ, ban ngày bay ở độ cao 8.500 m để giàn pin hứng tối đa ánh sáng mặt trời, ban đêm bay cao 1.500 m so với mặt biển.

Trong buồng lái, ghế của phi công có thể bật ra thành giường nằm và có toilet ở ghế.


Hai phi công Thụy Sĩ thay nhau lái máy bay năng lượng mặt trời 1 chỗ ngồi: Bertrand Piccard (trái) và Andre Borschberg - Ảnh: AFP


Máy bay Solar Impulse 2 đến Oman sau 12 giờ bay từ Abu Dhabi - Ảnh: AFP


Máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 cất cánh từ Abu Dhabi sáng 9.3 bay đến Oman (400 km) - Ảnh: Reuters

Sau khi dừng ở Muscat, máy bay bay tiếp sang Ấn Độ, dừng 2 chặng, rồi bay sang Myanmar (dừng 1 chặng), Trung Quốc (lưu lại 1 tháng), vượt Thái Bình Dương (ghé Hawaii) , đến Mỹ (ghé Phoenix, bang Arizona và sân bay John F. Kennedy ở New York). Sau đó Solar Impulse 2 vượt Đại Tây Dương và ghé nam Châu Âu hoặc Morocco (Bắc Phi) tùy điều kiện thời tiết.

Khoang lái không có máy điều hòa nhiệt độ, và áp lực máu của phi công sẽ thường xuyên được dưới mặt đất theo dõi.

"Bạn sẽ phải xem buồng lái là nhà suốt cả tuần trên trời", ông Piccard nói với hãng tin AP. Ông Piccard hồi năm 1999 từng cùng 1 người khác bay vòng quanh thế giới bằng khinh khí cầu.

Ông hoàng Albert của công quốc Monaco cũng bay sang Abu Dhabi xem máy bay Solar Impulse 2 cất cánh. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới cũng tài trợ cho chuyến bay này.

Bạn có thể xem thông tin cập nhật thường xuyên về chuyến bay này trên website của Solar Impulse.

Chùm ảnh máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 cất cánh từ Abu Dhabi sáng 9.3 bay đến Oman (400 km):


Solar Impulse 2 cất cánh từ Abu Dhabi sáng 9.3


So sánh sải cánh của Boeing 747 với Solar Impulse


Trong buồng lái, ghế phi công có thể bật ra làm giường ngủ


Các chặng dừng của Solar Impulse 2 trong chuyến bay vòng quanh trái đất từ 9.3 đến cuối tháng 7.2015

Xem clip Solar Impulse 2 cất cánh từ Abu Dhabi bay đến Oman sáng 9.3.2015, chặng đầu của chuyến bay vòng quanh trái đất trong 5 tháng:

Tin Nóng

>> Máy bay năng lượng mặt trời thứ 2 đã bay thử
>> Máy bay năng lượng mặt trời kết thúc tour xuyên nước Mỹ
>> Máy bay năng lượng mặt trời bay xuyên nước Mỹ
>> Máy bay năng lượng mặt trời vòng quanh thế giới

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.