Tự động phát
Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL) đã công bố đoạn phim về cuộc thử nghiệm thứ hai với Quicksink, một công nghệ cung cấp khả năng chống hạm chi phí thấp cho máy bay.
Theo bản tin của AFRL, chiếc F-15E Strike Eagle đã ném một quả bom tấn công trực diện phối hợp GBU-31 (JDAM). Đây không phải là một công nghệ mới. JDAM là một bộ dụng cụ giúp nâng cấp bom thông thường thành bom thông minh có dẫn đường.
Tàu hàng bị đánh chìm sau khi trúng bom Quicksink |
chụp màn hình clip |
Trong thử nghiệm sử dụng quả bom nặng khoảng 900 kg, vũ khí Quicksink có khả năng gây ra sức nổ mạnh hơn nhiều so với các loại vũ khí khác, chẳng hạn như tên lửa chống hạm hoặc hầu hết các loại ngư lôi phóng từ tàu ngầm.
Để so sánh thì tên lửa chống hạm Harpoon mang đầu đạn nặng khoảng 220 kg, còn tên lửa Exocet do Pháp sản xuất, đã đánh chìm tàu khu trục HMS Sheffield của Anh ngoài khơi quần đảo Malvinas vào năm 1982, mang đầu đạn nặng 165 kg.
Tuy nhiên, JDAM được thiết kế để tấn công các mục tiêu mặt đất đứng yên chứ không phải tàu di chuyển trên biển. Trong Thế chiến 2, bom trọng lực đã được chứng minh là có khả năng đánh chìm ngay cả những con tàu lớn như HMS Prince of Wales, nhưng sự ra đời của công nghệ phòng không tiên tiến hơn đã khiến các cuộc tấn công tầm xa bằng tên lửa trở thành phương thức thích hợp để đánh chìm tàu vào cuối thế kỷ 20.
Bom Quicksink được trang bị trên chiếc F-15E Strike Eagle |
không quân mỹ |
Lợi thế chính của vũ khí Quicksink là có thể sản xuất với giá rẻ và nhanh chóng. Ngoài ra, nếu dùng tàu ngầm phóng ngư lôi vào tàu đối phương sẽ dễ làm lộ vị trí tàu ngầm, trong khi ném bom thì kg gây ra nguy cơ này.
Các cuộc thử nghiệm Quicksink đầu tiên diễn ra vào năm 2021. Tuy nhiên từ năm 2004, USS Schenectady, một tàu đổ bộ đã bị loại biên, đã nổ tung thành trăm mảnh sau khi bị máy bay ném bom B-52 ném 4 quả JDAM nặng khoảng 900 kg.
Bình luận (0)