Xem tên lửa bờ biển Bastion Việt Nam diễn tập cơ động tác chiến
(Tin Nóng) Truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN) hôm 11.8 đã đăng tải clip về hoạt động cơ động diễn tập tác chiến của một đơn vị tên lửa bờ biển Bastion, thuộc vùng 2 Hải quân.
Tự động phát
(Tin Nóng) Truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN) hôm 11.8 đã đăng tải clip về hoạt động cơ động diễn tập tác chiến của một đơn vị tên lửa bờ biển Bastion, thuộc vùng 2 Hải quân.
|
Đơn vị này đã hành quân trong đêm, đến vị trí triển khai chiến đấu và thực hiện các thao tác đưa dàn phóng tên lửa trên xe tải chuyên dụng vào tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Các chiến sĩ cũng dựng khu lều chỉ huy, đào công sự và hầm cá nhân, theo ghi nhận từ clip.
Báo điện tử Nước Nga ngày 12.8 dẫn lại tin này và cho biết hệ thống tên lửa bờ biển cơ động trên bộ K-300P Bastion-P do Nga chế tạo, và Việt Nam là nước thứ hai sau Nga sở hữu loại tên lửa uy lực này.
Bastion-P là hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển, đặt trên xe tải chuyên dụng, có tính cơ động cao so với loại đặt ở vị trí cố định (Bastion-S). Hệ thống này sử dụng tên lửa siêu thanh Yakhont (phiên bản xuất khẩu của tên lửa Onyx), tầm bắn xa tối đa 300 km. Bastion có thể tiêu diệt các mục tiêu là tàu chiến các loại, nhóm tàu sân bay, tàu hộ tống, đổ bộ… Tên lửa của Bastion còn có thể dùng tiêu diệt mục tiêu trên đất liền.
Bastion-P bố trí trên xe tải chuyên dụng loại MZKT-7930, 3 người điều khiển, có 2 ống phóng tên lửa. Hệ thống Bastion-P còn có xe chỉ huy điều khiển đặt trên xe tải KAMAZ-43101 hoặc MZKT-65273 với 4 người điều khiển, xe radar Monolit-B, xe chở và nạp tên lửa.
Bastion còn có thể phối hợp với các hệ thống cảnh báo khác để tấn công mục tiêu.
Một hệ thống Bastion-P tiêu chuẩn có đến 24 quả tên lửa Yakhont, và Bastion có thể bảo vệ một khu vực bờ biển dài 600 km. Báo Nước Nga cho biết Nga ký hợp đồng cung cấp hệ thống Bastion cho Việt Nam vào năm 2005, và đã giao 2 hệ thống này cho Việt Nam.
Tên lửa bờ biển Bastion-P của Nga diễn tập bắn thử ở vùng Primorye, Viễn Đông Nga tháng 7.2016
|
Tên lửa Yakhont dài 8,9 m, đường kính 0.7 m, nặng 3 tấn, sải cánh 1,7 m, mang đầu đạn 200 – 250 kg. Đây là loại tên lửa hành trình hiện đại có chức năng tự dẫn đường (thuộc dạng bắn và quên), tránh được radar địch, tốc độ bay siêu thanh (2.600 km/giờ), độ cao tối đa 15 km. Khi cách mục tiêu 40 km, tên lửa hạ thấp xuống cách mặt biển chỉ 10 - 15 m, và tốc độ tăng lên đến 750 m/giây (3.185 km/giờ), rất khó bắn chặn. Một khi tên lửa bắn ra, thì thời gian tối đa bay đến huỷ diệt mục tiêu mất 10 - 15 phút.
Nếu tên lửa phóng đi hàng loạt thì tên lửa đầu tiên mang radar mảng pha chủ động nặng 85 kg khi bắt được mục tiêu cách xa 75 km sẽ truyền thông tin này đến các tên lửa khác.
Tầm bắn của tên lửa Yakhont tuỳ độ cao di chuyển, nếu bay ở quỹ đạo cao thì tầm bắn xa đến 300 km, ở quỹ đạo thấp thì tầm bắn khoảng 120 km.
Một loại tên lửa diệt hạm siêu thanh tương tự Yakhont của Bastion là BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất. BrahMos có thể phóng đi từ tàu chiến, tàu ngầm, từ trên mặt đất và từ mày bay Su-30. Mới đây Ấn Độ xác nhận Việt Nam sẽ là nước đầu tiên nhận được hệ thống tên lửa diệt hạm BrahMos sau khi đã được Nga và Ấn Độ đồng ý. Phiên bản BrahMos mà Ấn Độ sẽ cung cấp cho Việt Nam là loại cơ động dùng trên đất liền.
Xem video clip tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion-P của lữ đoàn 681 Vùng 2 Hải quân diễn tập cơ động tác chiến (Nguồn: QPVN 11.8):
|
Bình luận (0)