Xem thường sức khỏe người dân

05/12/2013 03:25 GMT+7

Nhiều bạn đọc rất bức xúc sau khi đọc bài Sản xuất cà phê 'đểu' bị phạt... 5 triệu đồng đăng trên Thanh Niên ngày 4.12.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Ở một số nước, việc làm hàng giả, hàng kém chất lượng bị xử lý rất nặng. Tuy nhiên, ở Việt Nam mỗi nơi đều có cách áp dụng “linh hoạt” như ở Quảng Ngãi nên đâu lại vào đấy. Vì vậy, theo tôi, nên chăng ngoài việc xử phạt hành chính nghiêm phải tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cơ sở sản xuất cà phê “đểu”. Chỉ có làm thật tốt công tác này thì sức khỏe người dân mới được bảo vệ.

Nguyễn Hồ Quảng Giang (H.Cai Lậy, Tiền Giang)

Sao lại sợ bị... phá sản ?

 Chế biến, sản xuất cà phê đểu làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, tội này đáng lý phải xử phạt nặng và đóng cửa cơ sở ngay. Thế mà ông Nguyễn Văn Oai, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ngãi, lại nói rằng, nếu mạnh tay, sợ các cơ sở này sẽ bị... phá sản. Lãnh đạo một cơ quan chuyên lo sức khỏe cho người tiêu dùng mà nói như vậy thì “hết thuốc chữa”. Sức khỏe, tính mạng của người dân bị đe dọa, mà lại đi lo cho cơ sở chế biến cà phê “đểu”, thì quả thật... hết nói!

Nguyễn Duy Quang (nguyenduyquangqn@gmail.com)

Lê Văn Nhuận

Quy định mức xử phạt từ 25 - 30 triệu đồng rất rõ ràng nhưng chính sự “ưu ái” của các cơ quan chức năng đã góp phần “dung dưỡng” cho hành vi này. Nếu chúng ta không xử lý cương quyết, thì sự tồn tại tràn lan các loại cà phê chất lượng kém sẽ “bóp chết” những doanh nghiệp sản xuất cà phê chân chính trong nước.

Lê Văn Nhuận (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng)

Phạm Thị Tý

Tôi nghĩ, ngoài việc bắt giữ, tiêu hủy, chúng ta cần tổ chức các đợt tuyên truyền “nói không với cà phê đểu” cho các chủ quán cà phê, quán cóc vỉa hè để các sản phẩm “bẩn” này không còn đất sống.

Phạm Thị Tý (Q.Gò Vấp, TP.HCM)

Công Sơn
(thực hiện)

Ban CTBĐ
(tổng hợp)

>> Tiêu hủy mỹ phẩm và cà phê “dỏm”
>> Cà phê dỏm tràn lan ở thủ phủ cà phê

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.