Tuy chỉ có 11 hãng trong top 100, nhưng điều này cho thấy các "đại gia" sản xuất vũ khí của Nga đang ngày càng khẳng định vị thế. Nếu như năm 2008 chỉ có 7 hãng của Nga, thì tới năm 2009 là 9 hãng. Và trong danh sách năm 2010 mà SIPRI vừa công bố, Nga có tới 11 hãng. Điều này tương ứng với tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga: từ 6,7 tỉ USD năm 2008 lên 10 tỉ USD năm 2010.
|
Xin được nói ngay là hiện nay tuy đang là năm 2012, nhưng SIPRI mới công bố số liệu của năm 2010. Điều này có lý do của nó. Khi làm bảng xếp hạng, SIPRI căn cứ vào doanh số bán vũ khí, khí tài của các hãng bán ra trong nội địa cũng như trên thị trường thế giới. Ngoài ra, còn phải thu thập thông tin về hoạt động của các hãng này cũng như "sức khỏe" tài chính của họ. Danh sách 100 hãng sản xuất và bán vũ khí hàng đầu thế giới công bố khá chậm, bởi SIPRI còn phải kiểm tra và kiểm chứng lại các thông tin, số liệu đã thu thập được. Như vậy, bảng xếp hạng năm 2011 sẽ chỉ được công bố vào năm 2013.
Gấu Nga trỗi dậy
Trong top 100 của năm 2010 có 11 hãng của Nga. Trong số này có 1 hãng lọt vào top 20 nhờ có doanh số bán hàng cao. Đó là hãng PVO Almaz Antey, chuyên sản xuất hệ thống tên lửa không đối không và hệ thống tên lửa phòng thủ. Trong năm 2010, Almaz Antey đứng thứ 20 khi bán được 3,95 tỉ USD vũ khí, nhiều hơn 690 triệu USD so với năm 2009 (đứng thứ 23).
Ở vị trí thứ 21 là Liên hiệp xây dựng hàng không - OAK, bán được 3,44 tỉ USD vũ khí khí tài. Tuy thế, tổng doanh thu của OAK trong năm 2010 là 4,22 tỉ USD, phần bán vũ khí (3,44 tỉ USD) chiếm 82%. Vị trí thứ 47 là hãng Trực thăng Nga, bán được 1,91 tỉ USD sản phẩm, chiếm 71% tổng doanh thu của hãng này. Vị trí 51 thuộc về Liên hiệp đóng tàu (OSK), bán được 1,65 tỉ USD vũ khí, chiếm 70% tổng doanh thu.
|
Liên hiệp xây lắp động cơ - ODK, bán được 1,25 tỉ USD vũ khí, chiếm vị trí thứ 62 trong bảng xếp hạng. Đáng chú ý là doanh thu bán vũ khí chỉ chiếm 44% tổng doanh thu của ODK. Tuy khá khiêm tốn, nhưng ODK lại tiến bước dài trên bảng xếp hạng, từ vị trí 91 của năm trước nhảy lên gần 30 bậc. Tập đoàn Tên lửa chiến thuật - TRV, đứng ở vị trí 69 (tụt một bậc so với năm trước), bán ra thị trường 1,01 tỉ USD vũ khí, chiếm 90% tổng doanh thu của tập đoàn này.
Nhà sản xuất xe tăng và toa xe đường sắt Uralvagonzavod bán được 730 triệu USD, chiếm vị trí 89. Nhà máy này có mức bán vũ khí thấp nhất so với các hãng khác của Nga, chỉ chiếm 40% tổng doanh thu. Điều này phản ánh thực trạng là Bộ Quốc phòng Nga cũng như khách hàng nước ngoài không đặt mua nhiều các xe tăng hạng nặng cũng như các toa xe đường sắt. Ở vị trí 92 là hãng sản xuất động cơ Salyut, bán được 690 triệu USD sản phẩm, chiếm 95 % tổng doanh thu của hãng này.
Ngoài top 100, Nga còn góp mặt các hãng tên tuổi khác: Sukhoi (1,36 tỉ USD), Yarkut (1,33 tỉ USD), Sevmaspredpriatie (1,24 tỉ USD). Tuy nhiên, các hãng này không được xếp hạng vì thuộc OAK và OSK - đã có mặt trong top 100.
Có thể dự báo trong top 100 của năm 2011, số lượng các hãng của Nga góp mặt sẽ tăng lên đáng kể. Bởi tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 2011 đạt 13,2 tỉ USD.
Mỹ vẫn dẫn đầu
Nói về xuất khẩu vũ khí, chưa quốc gia nào có thể qua mặt Mỹ. Chính vì thế mà không có gì đáng ngạc nhiên khi hãng Lockheed Martin đứng đầu top 10 do bán được 35,73 tỉ USD vũ khí, khí tài. Vị trí thứ 2 thuộc về BAE Systems (Anh) với 32,88 tỉ USD. Từ vị trí thứ 3 đến thứ 6 lần lượt là các hãng của Mỹ: Boeing (31,26 tỉ USD), Northrop Grumman (28,15 tỉ USD), General Dynamics (23,94 tỉ USD) và Raytheon (22,98 tỉ USD).
Vị trí thứ 7 theo SIPRI là hãng EADS của châu u, bán được 16,36 tỉ USD vũ khí, khí tài. Tiếp theo đó là Finmeccanica của Ý với 14,41 tỉ USD. Vị trí thứ 9 và thứ 10 lần lượt thuộc về hai hãng của Mỹ là L-3 (13,07 tỉ USD) và United Technologies (11,41 tỉ USD).
|
Đề cập đến các vị trí thủ lĩnh thì cũng không quên các hãng đứng chót: cùng được 660 triệu USD là Patria của Phần Lan và Force Protection của Mỹ. Thấp hơn một chút - 650 triệu USD là hãng GenCorp và AAR và cuối cùng là MTU Aero Engines của Đức với 640 triệu USD. Doanh thu từ bán vũ khí của toàn thế giới năm 2010 là 230 tỉ USD, chiếm 56% tổng doanh thu của các hãng góp mặt trong top 100.
Bảng xếp hạng của SIPRI được nhà xuất bản SIPRI Yearbook công bố hằng năm. Trong mùa xuân này còn 2 ấn phẩm nữa sẽ được ấn hành là Báo cáo về việc cung cấp khí tài cho các quốc gia và Thống kê chi phí quân sự của các nước trên thế giới.
Các hãng của Nga trong bảng xếp hạng SIPRI |
|||||
Vị trí |
hãng |
Doanh số bán vũ khí * |
Tổng doanh thu |
% tổng doanh thu |
|
20 |
Almaz Antey |
3.950 |
4.436 |
89 |
|
21 |
OAK |
3.440 |
4.222 |
82 |
|
47 |
Trực thăng Nga |
1.910 |
2.677 |
71 |
|
51 |
OSK |
1.650 |
2.359 |
70 |
|
62 |
ODK |
1.250 |
2.805 |
44 |
|
69 |
TRV |
1.010 |
1.120 |
90 |
|
89 |
Uralvagonzavod |
730 |
1.814 |
40 |
|
92 |
Salyut |
690 |
490 |
95 |
|
|
|||||
- |
Sukhoi |
1.360 |
1.466 |
93 |
|
- |
Yarkut |
1.330 |
1.548 |
86 |
|
- |
Sevmaspredpriatie |
1.240 |
1.381 |
90 |
|
* triệu USD |
Ông Vương Hoàng
Bình luận (0)