Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra cách phát hiện và định lượng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ của trẻ sơ sinh thông qua xét nghiệm nhau thai.
Cụ thể, các chuyên gia tìm kiếm những bất thường trong nhau thai của trẻ khi chào đời để đo lường nguy cơ mắc bệnh tự kỷ của trẻ sơ sinh. Trưởng nhóm nghiên cứu Harvey Kliman tại Trường Y Yale cùng các đồng sự tại Đại học California, Davis phát hiện rằng nếp gấp nhau thai bất thường và tăng trưởng tế bào bất thường, được gọi là thể vùi lá nuôi phôi (trophoblast inclusion), là những dấu hiệu quan trọng để nhận biết trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bệnh tự kỷ.
Theo natureworldnews.com, Kliman phân tích nhau thai của 117 trẻ sơ sinh từ một nhóm gia đình được coi là có nguy cơ bởi họ đã có ít nhất một người con sinh ra mắc bệnh tự kỷ. Những nhau thai này được so sánh với 100 nhau thai ở nhóm đối chứng. Kết quả là không có nhau thai nào ở nhóm đối chứng có hơn 2 thể vùi lá nuôi phôi, trong khi nhau thai ở nhóm có nguy cơ cao có đến 15 thể vùi lá nuôi phôi. Theo Kliman, nhau thai có từ 4 thể vùi lá nuôi phôi trở lên thì nguy cơ bị chứng tự kỷ có thể là 96,7%.
Nhất Linh
>> Tiêm vắc xin sớm cho trẻ không liên quan đến bệnh tự kỷ
>> Đột biến ở não liên quan đến bệnh tự kỷ
>> Bệnh tự kỷ: điều trị sớm, phục hồi cao
>> Chữa bệnh tự kỷ bằng thực phẩm chức năng
>> Giúp phát hiện sớm bệnh tự kỷ
>> Nhận biết sớm bệnh tự kỷ
Bình luận (0)