Xe

Xét xử lưu động: Vất vả chứ chẳng sung sướng gì!

22/12/2015 10:16 GMT+7

Nhiều chuyên gia thừa nhận tính tích cực của những phiên tòa xét xử lưu động. Tuy nhiên, số khác cho rằng, vẫn bộc lộ một số khiếm khuyết và không phải vụ án nào cũng đem ra xét xử lưu động.

Nhiều chuyên gia thừa nhận tính tích cực của những phiên tòa xét xử lưu động. Tuy nhiên, số khác cho rằng, vẫn bộc lộ một số khiếm khuyết và không phải vụ án nào cũng đem ra xét xử lưu động.

Có ý kiến cho rằng, xét xử lưu động cũng có những tình huống khó lường, như: biến thành nơi tụ tập đông người, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh trật tự - Ảnh minh họa: Tiểu ThiênCó ý kiến cho rằng, xét xử lưu động cũng có những tình huống khó lường, như: biến thành nơi tụ tập đông người, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh trật tự - Ảnh minh họa: Tiểu Thiên
Không nhìn ở góc độ tiêu cực
Ông Trần Minh Sơn, Phó viện trưởng Viện KSND Q.Gò Vấp (TP.HCM) cho biết công tác xét xử lưu động đã có từ trước giải phóng. Khi người dân chưa có nhiều phương thức để tiếp cận pháp luật thì đây là cách cần thiết để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với đại bộ phận nhân dân tại địa phương; răn đe, giáo dục riêng đối với người phạm tội, những người có mầm mống, suy nghĩ phạm tội.
“Tuy có một số hạn chế như công tác chuẩn bị tốn nhiều công sức, phức tạp như: lực lượng bảo vệ phiên tòa, phương tiện, điều kiện, trang bị, lực lượng phục vụ công tác xét xử, tốn kinh phí; việc xét xử trước đám đông một phần ảnh hưởng đến tâm lý Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, luật sư hay tâm lý người xử án lưu động là án điểm dẫn đến hình phạt nặng hơn… Tuy nhiên, tất cả những chuẩn bị này đều phục vụ cho mục đích chính trị, vì lợi ích xã hội nên thiết nghĩ là xứng đáng”, ông Sơn nhấn mạnh.
“Phương thức, thủ đoạn, hành vi phạm tội, thực tế còn phụ thuộc, ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau như sách báo, phim ảnh, không riêng gì ở phiên tòa xử lưu động. Một số khó khăn hay hạn chế từ xử lưu động là có nhưng không vì nhìn ở góc độ tiêu cực để phủ nhận, phản bác toàn bộ những tích cực có được”, một kiểm sát viên Viện KSND TP.HCM nhận xét.
Thạc sĩ Nguyễn Quang Lộc, nguyên thẩm phán TAND tối cao cũng cho biết hình thức xử lưu động đã có từ lâu, từ thời chống Pháp, với vụ đầu tiên được đưa ra xét xử là vụ án phản cách mạng ở La Khê. Sau giải phóng, luật không cụ thể hóa việc xử lưu động. Tuy nhiên, dựa vào truyền thống, liên ngành Tòa án, Viện kiểm sát và Công an cũng chú trọng việc xét xử lưu động đối với “án điểm” để răn đe, phòng ngừa, giáo dục pháp luật.
Ông Lộc nói: “Xử lưu động cũng vất vả chứ chẳng sung sướng gì, phải họp hành trước đó vài ngày để chuẩn bị nhưng vì mục đích chính trị địa phương, vì tuyên truyền pháp luật cho nhân dân thì nên thực hiện, nên giữ”.
Không phải vụ án nào cũng “xử lưu động”
Trong khi đó, theo trung tướng Trần Văn Độ, hiện nay có lẽ Việt Nam là nước duy nhất áp dụng hình thức tổ chức các phiên tòa lưu động.
“Xưa nay chúng ta vẫn cho rằng xét xử lưu động là một hình thức tuyên truyền pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, nhưng cá nhân tôi cho rằng việc này có tốt hay không là rất khó đánh giá. Thứ hai, các vụ án đưa ra xét xử lưu động chẳng cần phải tuyên truyền bởi ai cũng biết cả rồi. Những tội về giết người cướp của đâu phải cần tới xét xử lưu động thì dân mới biết”, trung tướng Độ nói.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, xét xử lưu động cũng có mặt hạn chế - Ảnh: Tiểu Thiên 
Cũng theo tướng Độ, việc xét xử lưu động cũng gây ra những hậu quả xã hội khi người đến dự phiên tòa chủ yếu là tò mò, nhiều khi không khéo lại biến thành nơi tụ tập đông người, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh trật tự khó lường, nhất là những phiên tòa có hàng chục ngàn người. Đáng chú ý, trung tướng Trần Văn Độ cho biết, việc xét xử lưu động “tốn kém kinh khủng bởi có rất nhiều khoản phải chi như đảm bảo an ninh trật tự, thuê phương tiện, chi bồi dưỡng cho cán bộ… “Trong bối cảnh ngân sách chúng ta còn nghèo, để đạt cái gì thì chưa biết nhưng các mặt tiêu cực thấy rất rõ. Nên chăng chúng ta phải cân nhắc xem xét liệu có nên tổ chức hình thức này”, ông Trần Văn Độ nói.

Trong bối cảnh ngân sách chúng ta còn nghèo, để đạt cái gì thì chưa biết nhưng các mặt tiêu cực thấy rất rõ. Nên chăng chúng ta phải cân nhắc xem xét liệu có nên tổ chức hình thức này

Trung tướng Trần Văn Độ

Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, xét xử lưu động có ưu điểm trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nơi xảy ra vụ việc, nơi bị can, bị cáo sống. Qua xét xử của tòa, người dân sẽ có hiểu biết từ việc luận tội, tranh luận tại phiên tòa, tuyên án... có tác dụng để mọi người hiểu hành vi thế nào là đúng sai, có tác dụng giáo dục, răn đe tốt. Hạn chế của việc xét xử lưu động là tốn kém, công tác bảo vệ, đảm bảo an toàn cũng có nhiều áp lực. Chưa kể tình huống khi phiên tòa diễn ra có nguy cơ có người giúp sức, tạo điều kiện cho bị cáo chạy trốn... Cho nên không phải vụ án nào cũng có thể tổ chức xét xử lưu động, mà phải xem xét cụ thể từng vụ án.
Cũng theo ông Thảo, để phục vụ giáo dục, răn đe, hiện nay điều kiện phương tiện nghe nhìn tốt nên có thể ghi hình lại các phiên xét xử rồi công bố và chỉ nên xét xử lưu động các án điểm với tỉ lệ trên dưới 10%. Nhưng với các vụ có tình tiết nhạy cảm như liên quan đến cưỡng bức người vị thành niên, phụ nữ thì cần hạn chế.
Còn TS Đào Thị Xuân Lan, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, tổ chức phiên tòa lưu động với mục tiêu răn đe, giáo dục là rất tốt nhưng cũng có mặt trái của nó. Do vậy, nếu thẩm phán, hội thẩm, luật sư... muốn thông qua phiên tòa để giáo dục mọi người thì họ không những phải hỏi về hành vi đó, mà còn cần giáo dục chung cho những người đến dự phiên tòa thấy đó là những hành vi mang tính chất tội ác dã man, phi nhân tính, để những người dự phiên tòa ý thức được và tránh để làm sao không bao giờ xảy ra một vụ việc tương tự.
Cần có hướng dẫn chi tiết
Theo các chuyên gia pháp luật, việc chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về căn cứ, tiêu chuẩn để lựa chọn, xác định vụ án, loại tội phạm nào cần đưa ra xét xử lưu động là một trong những nguyên nhân không làm phát huy được mặt tích cực của công tác xét xử lưu động.
Tiến sĩ (TS) Nguyễn Duy Hưng, Trưởng khoa luật Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho rằng, một vấn đề bao giờ cũng có mặt lợi và hại, việc xét xử lưu động cũng không ngoại trừ. “Vì một vài ý kiến không đồng tình mà bỏ hẳn việc xét xử lưu động thì không nên. Từ những quan điểm trái chiều này, TAND tối cao có thể tổ chức đợt tổng kết, điều tra xã hội về tác động lên mặt tích cực, tiêu cực như thế nào, phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước trong phòng chống tội phạm hay không để có quyết định phù hợp”, TS Hưng nói.
Đồng tình với ý kiến trên, theo kiểm sát viên Trần Minh Sơn và nguyên thẩm phán TAND tối cao Nguyễn Quang Lộc, công tác tổ chức xét xử tốt, chọn vụ án phù hợp, đúng tiêu chí thì mục đích, ý nghĩa của áp dụng sẽ đạt được. Ngược lại, nếu không tổ chức tốt và cẩu thả trong chọn án, trong xét xử lưu động thì tính tiêu cực sẽ nổi trội, bộc lộ khiếm khuyết.
“TAND cần có một đợt tổng kết về công tác xét xử lưu động. Nếu tiếp tục thực hiện thì cần có hướng dẫn chi tiết, có quy chuẩn áp dụng, không để tình trạng các địa phương tự "bơi", lựa chọn vụ án theo do quan điểm mỗi tòa, dẫn đến không phát huy được công tác tuyên truyền, phổ biến, răn đe pháp luật”, ông Sơn kiến nghị.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.