Chủ đề trọng tâm trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sáng qua 24.11 tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, đặc biệt là ĐH.
Nhiều câu hỏi trực tiếp về giải pháp, thời gian thực hiện... được người đứng đầu ngành xin “khất”, “tiếp thu”, “sẽ có giải pháp”... Kết thúc buổi chất vấn, trong tổng số 39 câu hỏi dành cho GD-ĐT, có nhiều câu chưa được trả lời thỏa đáng dù đại biểu (ĐB) liên tục đứng lên chất vấn lại.
Chưa phát hiện cơ quan quản lý nào sai phạm!
ĐB Phan Văn Tường (Thái Nguyên) mở đầu với câu hỏi về nghịch lý tại sao nhiều trường ĐH tuyển không đủ chỉ tiêu nhưng số con em đi nước ngoài du học tự túc ngày càng tăng, có phải do chất lượng đào tạo trong nước không đủ sức cạnh tranh? Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, một số trường không tuyển sinh được không phải là hiện tượng của năm nay mà các năm trước đã xảy ra rồi. Ông Luận chỉ ra một loạt nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, như nhiều ngành khó khăn về đầu ra và đãi ngộ thấp; nhiều trường mới lập không đảm bảo chất lượng; nhiều trường mở ngành nghề đào tạo giống nhau (điển hình là khối kinh tế, ngân hàng); Bộ thực hiện “3 công khai” nên người học và gia đình có thông tin rõ hơn về trường tốt và chưa tốt.
Mặc dù cho rằng “chất lượng ĐH còn bất cập và yếu kém" nhưng ông Luận vẫn báo “tin mừng”: vị trí xếp hạng của giáo dục VN tại diễn đàn kinh tế thế giới đã cải thiện, nâng từ thứ 120 của năm 2008 lên 61 của năm nay!
|
Chưa hài lòng với các thành tích trên, ĐB Phan Văn Tường "truy" tiếp: "Tôi hình dung hai cửa hàng gần nhau, một đông đúc và một ít khách. Ông chủ của cửa hàng vắng khách phải tính toán thế nào để hút khách?”. Bộ trưởng Luận đáp lời: “Các dẫn chứng chúng tôi đưa ra chỉ có ý là nó có sự chuyển động, có bước tiến bộ nhất định. Còn sự đánh giá chung của chúng tôi là: mặc dù có những tiến bộ như vậy nhưng vẫn còn bất cập, vẫn còn những điều khiếm khuyết và cần phải có giải pháp”.
Tôi rất băn khoăn, vì một đoàn kiểm tra liên ngành như vậy lại ngây thơ để các trường lừa một cách dễ dàng |
|
ĐB Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) |
ĐB Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) chất vấn: “Trong thời gian qua, bộ đã kiểm tra được bao nhiêu phần trăm các đối tượng cần kiểm tra và có quản lý hết được các đối tượng này hay không? Có sai phạm của các cơ quan quản lý nhà nước không? Xử lý như thế nào? Biện pháp của bộ trong thời gian sắp tới? Bộ trưởng có nói đến một số trường không đảm bảo chất lượng, cho nên không tuyển sinh đủ. Vậy tại sao lại được phép cấp chỉ tiêu tuyển sinh và hoạt động. Trách nhiệm này thuộc về ai?”.
Ông Luận xin khất vì “hiện trong tay không có số liệu thống kê về việc đã kiểm tra được bao nhiêu nhà trường” và cho biết bộ đang thanh tra các trường mới lập 10 năm nay để chấn chỉnh sai phạm, hiện đã đi 5 trường và phát hiện nhiều vấn đề như chưa thực hiện cam kết khi mở ra. Từ nay đến cuối năm sẽ kiểm tra 20 trường nữa. Đã dừng tuyển sinh của 2 trường ĐH năm 2010, đình chỉ tuyển sinh, đóng ngành tuyển sinh tiến sĩ đối với 101 chuyên ngành không đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng. “Cho đến thời điểm này chưa phát hiện cơ quan quản lý nào sai phạm cả ở trung ương, ở địa phương” - Bộ trưởng Luận khẳng định.
Chúng tôi thấy có trách nhiệm của mình trong việc thanh tra, kiểm tra chưa có |
||
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận |
||
Về việc các trường không đủ điều kiện vẫn cấp chỉ tiêu, ông Luận thừa nhận đã có đoàn thanh tra, kiểm tra của bộ và các bộ, ngành khác tham gia, nhưng cũng có khi các đoàn của liên bộ xuống, người ta đưa đến một cơ sở nhưng sau này mới biết không phải cơ sở đó. “Chúng tôi thấy có trách nhiệm của mình trong việc thanh tra, kiểm tra chưa có hiệu quả. Chúng tôi xin rút kinh nghiệm xử lý việc này” - ông Luận nói. Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Thành Tâm vẫn chưa hài lòng với câu trả lời trên và nhận xét: “Tôi rất băn khoăn, vì một đoàn kiểm tra liên ngành như vậy lại ngây thơ để các trường lừa một cách dễ dàng”.
Thừa trường ĐH kém chất lượng
ĐB Lương Văn Thành (TP.Hải Phòng) đặt vấn đề: “Hiện nay, chúng ta có quá nhiều trường ĐH, trong đó có trường chất lượng đào tạo kém. Vậy bây giờ có cơ sở đủ điều kiện cơ sở vật chất và các tiêu chí do bộ đề ra thì có tiếp tục cho thành lập mới hay không? Những trường không đủ điều kiện, không đủ tiêu chuẩn thì có tạm đình chỉ cơ sở này hay không?”. Ông Luận trả lời: “Nếu theo quy hoạch phát triển cho trường ĐH thì số lượng trường chúng ta là chưa đủ nhưng chúng ta thừa các trường chất lượng không cao, trường chất lượng cao thì chúng ta đang thiếu”. Vì vậy, ông Luận cho rằng: “Vẫn rất cần các trường tốt, trường đảm bảo chất lượng và phấn đấu để chúng ta có trường có vị trí tương xứng với các trường tốt trong khu vực và trên thế giới. Còn những trường yếu, kém thì phải có các giải pháp, thậm chí giải pháp mạnh”.
Nhắc lại việc một số địa phương thời gian qua từ chối không nhận sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức và trường ngoài công lập, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) chất vấn: “Chất lượng đào tạo ngoài công lập hệ không chính quy đã có vấn đề, Bộ trưởng có giải pháp nào để nâng cao chất lượng của các trường ngoài công lập và làm thế nào để loại bỏ các trường kém chất lượng?”. Ông Luận nói: “Bộ GD-ĐT không có sự phân biệt giữa các loại hình đào tạo. Tuy nhiên, chúng tôi cũng coi đây là một tiếng chuông cảnh báo nghiêm túc để xem xét lại, chấn chỉnh, củng cố lại”.
Liên quan đến việc một số ĐB quan tâm có nhập hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và ĐH hay không, ông Luận cũng cho hay: Bộ đang tiếp tục nghiên cứu.
Bộ trưởng cũng đặt câu hỏi về kết quả tốt nghiệp ĐB Trần Minh Diệu (Quảng Bình) bày tỏ sự nghi ngại về kết quả thi tốt nghiệp THPT tăng cao đột biến trong năm nay. ĐB Diệu dẫn chứng, năm 2007 tỷ lệ tốt nghiệp chỉ 66,7%, trong đó nhiều trường có tỷ lệ dưới 30%, đến năm 2011 là 95,72%, trong đó có hàng trăm trường tốt nghiệp 100%. Dư luận xã hội đang băn khoăn về thực chất của kết quả trên và cho rằng việc coi thi, chấm thi của kỳ thi vừa qua có vấn đề. Ông Luận đáp: “Vấn đề này bản thân chúng tôi cũng đặt câu hỏi. Chúng tôi đã có văn bản yêu cầu các địa phương có kết quả thi tốt nghiệp, nhất là kết quả thi của giáo dục thường xuyên có tăng đột biến thì phải tự đánh giá, tự báo cáo. Bộ đã thành lập các đoàn kiểm tra, phúc tra lại kết quả thi thì đến thời điểm này, với tổng hợp mà chúng tôi có, với báo cáo của các địa phương gửi về, cho thấy kết quả thi tốt nghiệp của năm 2011 về cơ bản là phù hợp với kết quả của bài thi”. Đến lúc này Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu: “Bộ trưởng nói rõ, đi thẳng vào, ý của ĐB là thi cao thì có thật không hay là "cao" này đánh giá không đúng chất lượng của phổ thông, tốt nghiệp phổ thông mà chỉ sau một năm thôi mà tăng nhanh thế…”. Ông Luận tiếp tục khẳng định: “Những trường 100% tốt nghiệp hầu hết là những trường điểm, những trường tốt, trường chuẩn của các tỉnh thì chất lượng đó cũng phản ánh bình thường không có vấn đề gì”. Ông Luận cũng trình bày một loạt các nguyên nhân khiến chất lượng phổ thông tăng lên, như kiên cố hóa trường lớp, tăng đội ngũ, giải quyết học sinh yếu kém... ĐB Trần Minh Diệu chưa thỏa mãn với câu trả lời này và bày tỏ lo lắng về chất lượng giáo dục thông qua kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi. Đồng thời, đề nghị người đứng đầu ngành phải nhìn thẳng vào vấn đề. Ông Luận khép lại nội dung này với lời hứa: “Chúng tôi xin ghi nhận và có xử lý về việc này”. |
Những câu hỏi “nóng” chưa được trả lời - Cử tri cũng đang rất mong mỏi là Bộ trưởng có một khẳng định bao giờ chấm dứt được tình trạng học thêm, lạm thu trong các trường? ĐB Nguyễn Thành Tâm - Hiện nay nước ta đã có bao nhiêu trường đại học đạt được chất lượng tương đương khu vực, tương đương với các nước trên thế giới? ĐB Nguyễn Mạnh Hùng - Hiện nay giáo viên mầm non đang gặp rất nhiều khó khăn và trường mầm non thiếu. Khi nào thì mầm non có đủ phòng học cho các cháu và khi nào thì giáo viên mầm non được đối xử công bằng như các ngành học khác? ĐB Nguyễn Văn Thịnh - Bộ trưởng có ý định xây dựng một đề án tái cấu trúc nền giáo dục nước ta hay không, nếu có thì hạt nhân của đột phá là gì? ĐB Lê Thanh Vân - Bộ trưởng có ý tưởng gì, đột phá từ đâu để giải quyết vấn đề căn bản và toàn diện trên nền tảng một mặt bằng chất lượng giáo dục thấp như chúng ta đánh giá? ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) |
Tuệ Nguyễn
Bình luận (0)