Theo Điều tra năm 2019, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (63%) ở Việt Nam đã bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực trong đời.
Nguyên nhân sâu xa của bạo lực đối với phụ nữ là do bất bình đẳng giới, nó tồn tại trong hầu hết mọi xã hội, bao gồm cả Việt Nam. Bạo lực luôn là rào cản với phụ nữ trong việc thực hiện và thụ hưởng quyền con người. Bạo lực cũng gây ra những tác động nghiêm trọng với sức khỏe phụ nữ, nó thường gây ra những tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần, như mang thai ngoài ý muốn, sẩy thai, thương tật, lây nhiễm HIV, rối loạn lo âu, trầm cảm.
Cứ 4 phụ nữ thì có hơn 1 phụ nữ bị bạo lực thể xác do chồng hiện tại hoặc chồng cũ gây ra trong đời.
Cứ 5 phụ nữ thì có 1 phụ nữ bị bạo lực kinh tế.
Cứ 8 phụ nữ thì có 1 phụ nữ bị chồng hiện tại hoặc chồng cũ bạo lực tình dục trong đời.
Gần một nửa (47%) phụ nữ bị chồng hiện tại hoặc chồng cũ bạo lực tinh thần trong đời.
Thế nhưng đau lòng hơn, có đến 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Vì sao lại như vậy?
Hình ảnh chụp từ phim ngắn “Vòng lặp bạo lực gia đình” do ENAT thực hiện |
Điều này xuất phát từ tâm lý “đổ lỗi cho nạn nhân" (Victims Blaming) ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong thời đại mạng xã hội bùng nổ và cư dân mạng tự cho mình quyền hành của những “thẩm phán online".
Đổ lỗi cho nạn nhân là hành vi quy kết lỗi lầm thuộc về trách nhiệm của người bị hại. Hành vi này xuất phát từ niềm tin chủ quan vào câu nói “không có lửa làm sao có khói”.
Xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân khiến họ bị “bạo lực kép”, vừa bị tổn thương do bạo lực gia đình, vừa bị tổn thương do tâm lý chỉ trích của số đông. Vì sợ đàm tiếu, nhiều khi nạn nhân sẽ chọn im lặng, thay vì đi tìm công lý, không dám lên tiếng khi có chuyện xấu xảy ra với mình. Từ đó suy giảm ý chí tự bảo vệ bản thân mình khỏi việc bạo hành. Thêm nữa, có một thực tế là chúng ta vẫn có cái nhìn rất khắt khe với nạn nhân, đặc biệt khi nạn nhân là phụ nữ.
Sự đổ lỗi cho nạn nhân đang gián tiếp kéo lùi xu hướng hành xử văn minh của xã hội. Vô tình, nó gián tiếp “giảm nhẹ tình tiết" cho kẻ phạm tội, tạo điều kiện cho nó xảy ra nhiều hơn; ngăn cản công lý được thực hiện.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống hôn nhân, bạo lực gia đình rất hiếm khi được nhận biết do bị che phủ bởi những mong đợi truyền thống mang tính văn hóa, những quy tắc chuẩn mực, những tiêu chuẩn đạo đức liên quan đến giới cũng như hệ tư tưởng gia trưởng trong xã hội. Tất cả những điều này đã làm cho bạo lực gia đình trở nên “bình thường”. Do đó, mặc dù trên cơ sở pháp lý, phụ nữ được bảo vệ, nhưng trên thực tế, vị thế của phụ nữ vẫn luôn thấp hơn nam giới do những mong đợi xã hội về giới còn phổ biến. Những nhân tố trên đã góp phần tạo nên một thực trạng: sự thống trị của nam giới và bạo lực với phụ nữ dường như là điều không thể tránh khỏi.
Hình ảnh chụp từ phim ngắn “Phán xét vội vàng” do ENAT thực hiện |
Bạo lực đối với phụ nữ là những hành vi không thể chấp nhận được trong xã hội hiện nay mà cần phải được lên án và loại bỏ, vì một thế giới văn minh, an toàn và đáng sống. Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ là mưu cầu tiến bộ của xã hội loài người, mong muốn cuộc sống của mỗi người ngày một hạnh phúc hơn trong sự tôn trọng, thương yêu, bình đẳng.
Ngày 25.11 hằng năm được Liên hiệp quốc lấy là ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Đây được coi là ngày lễ kỷ niệm mang tính quốc tế để tưởng nhớ 3 nạn nhân của bạo lực đã chết trong vụ ám sát năm 1960 tại Cộng hòa Dominica. Là dịp để các tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới, không phân biệt ngôn ngữ, màu da phát động những chiến dịch thắp sáng ngọn lửa đấu tranh xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.
Hơn 3 năm qua, ENAT luôn là cái tên đồng hành cùng cùng Hội Phụ Nữ Việt Nam và hàng triệu phụ nữ Việt, lên tiếng vì những điều bất bình đẳng, giúp họ thấu hiểu bản thân, yêu thương bản thân và biết cách bảo vệ bản thân tránh thoát khỏi mọi định kiến, bạo lực để sống một cuộc đời rạng rỡ đáng sống.
Hãy cùng ENAT, lên tiếng cho những phụ nữ, trẻ em bị bạo hành và mang đến cho họ sự bảo vệ khi cần.
Bình luận (0)