Bạn có tin sự tồn tại của hồn ma?
(iHay) Cư dân mạng trong nhiều ngày qua đang lan truyền bức ảnh chụp được dấu vết kỳ bí được cho là 'bóng ma' từ hàng rào của một ngôi nhà ở phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.
>> Tranh cãi về bóng đen bí ẩn trong clip sập cầu treo ở Lai Châu
>> Rợn người trước chuyện lạ thường ở hậu trường Quả tim máu
>> Bóng đen bí ẩn' trong clip cầu treo sập ở Lai Châu chỉ là kỹ xảo video
>> Những câu chuyện kỳ bí ở Côn Đảo
>> Giai thoại rùng rợn về những 'ngôi nhà ma ám' giữa Sài Gòn
|
Theo những thông tin chia sẻ trên Facebook, bức ảnh được chụp tại “ngôi nhà ma” trên phố Kim Mã. Được biết, ngôi nhà này từ lâu đã không có người và luôn trong tình trạng đóng kín cửa. Cảnh tối tăm, hoang vu khi đi qua ngôi nhà này đã khiến nhiều người “dựng tóc gáy”. Nhiều người còn khẳng định rằng họ còn nghe thấy tiếng trẻ con khóc vọng ra từ ngôi nhà vào tầm nửa đêm.
Tuy đồn là “ngôi nhà ma” nhưng lâu nay vẫn không ai khẳng định là đã nhìn thấy “bóng ma” ở quanh ngôi nhà này cho tới cách đây vài hôm. Cư dân mạng Facebook đã đăng tải một bức ảnh của một nam thanh niên và có thêm “nhân vật phụ” là vệt sáng bí ẩn.
|
Bức ảnh đang trở thành chủ đề bàn luận trên nhiều diễn đàn. Có người khẳng định, vệt sáng tựa bóng ma trong bức ảnh là có thật.
“Các bạn cứ nhìn kỹ mà xem, đó là hình ảnh một đứa trẻ đang trèo trên song sắt. Trên đời này, chuyện có ma là thật, huống hồ bức ảnh lại được chụp ở ngôi nhà nổi tiếng với những oan hồn và tiếng khóc trẻ con. Có lẽ các bạn nên tránh xa ngôi nhà này nếu không muốn bị ám ảnh”, cư dân mạng Hoàng Thanh viết.
Tuy nhiên, không ít cư dân mạng lại khẳng định, "bóng ma" trong bức ảnh là sản phẩm của photoshop hoặc của công nghệ smartphone.
“Ngày nay, không gì là không thể. Muốn tạo một bức ảnh có hình bóng ma cũng chẳng có gì là khó nếu bạn sử dụng smartphone. Hay đơn giản, đây là một sản phẩm của công nghệ chỉnh sửa ảnh photoshop. Vậy thôi!”, dân mạng Lê Thanh Hoài viết.
“Thời đại nào mà lại còn tin là có ma chứ?! Đừng đưa những hình ảnh “chế” này lên mạng để khiến những người yếu tim hoang mang nữa”, nickname Jenny Nguyễn chia sẻ.
Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì thực hư của những câu chuyện truyền miệng về “ngôi nhà ma” vẫn chưa có cơ sở khoa học nào hay nghiên cứu nào chứng minh là có thật.
Tuệ Minh
>> Xôn xao clip cô giáo Sơn La đánh học sinh chan chát
>> Xôn xao về chàng trai bơi ra 'khám phá' Tháp Rùa lúc nửa đêm
>> Xôn xao ảnh 'ngực trần' khiến Facebook chào thua
Bình luận (0)