|
Các đợt thanh, kiểm tra cho thấy tình trạng dạy trước chương trình, giao quá nhiều bài tập về nhà cho học sinh đã giảm rõ rệt so với trước. Tuy nhiên, ông Tiến cũng thừa nhận: Không phải giáo viên nào trong số 25.000 giáo viên tiểu học trên địa bàn TP cũng nhận thức đúng và đầy đủ yêu cầu này, nhưng đó chỉ là số ít. “Nếu phát hiện và có đủ căn cứ về trường hợp giáo viên gây sức ép, buộc trẻ phải tới lớp học thêm, học nâng cao, phụ huynh có thể phản ánh lên Phòng Giáo dục tiểu học hoặc sở GD-ĐT, chúng tôi sẽ cương quyết xử lý”, ông Tiến nói.
Cũng theo ông Tiến, quan điểm chỉ đạo của ngành là yêu cầu giáo viên trong quá trình giảng dạy phải đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng cho học sinh. Đối với học sinh học 2 buổi/ngày, giáo viên tuyệt đối không được giao bài tập về nhà. “Kiểm tra từ đầu năm học tới nay, chúng tôi chưa phát hiện và xử lý trường hợp giáo viên nào dạy trước hoặc cắt xén chương trình. Tuy nhiên, thời gian tới Sở vẫn tiếp tục thanh, kiểm tra đột xuất và bất cứ khi nào nhận được phản ánh từ phía phụ huynh và dư luận xã hội về vi phạm trong việc ép trẻ học thêm, học những kiến thức nâng cao vượt quá khả năng, Sở sẽ xem xét chấn chỉnh kịp thời”, ông Tiến cho biết.
“Nhiều cô giáo vì cả nể, vì “ẩu” nên ra bài tập cho học sinh, đôi khi không cẩn thận, dẫn đến bài tập kiểu đánh đố. Vấn đề là giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách học, cách suy nghĩ để giải quyết vấn đề từ những kiến thức đã học, đừng làm khổ học sinh của mình bằng cách ra bài tập khó ngoài khả năng của học sinh để thể hiện mình giỏi”, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học khuyến cáo.
Tuệ Nguyễn
>> Tặng 2.000 bộ sách giáo khoa
>> 400 trường phổ thông đã tiếp cận với sách giáo khoa điện tử
>> Thay đổi chất lượng sách giáo khoa
>> Một cuốn sách giáo khoa về chủ quyền biển đảo
Bình luận (0)