Ăn xin trá hình bị cơ quan chức năng ngăn chặn, đẩy đuổi ra khỏi Lễ hội Quán Thế m Ngũ Hành Sơn - Ảnh: Nguyễn Tú |
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Đà Nẵng, cuối năm 2013, UBND TP đã chỉ đạo liên ngành LĐ-TB-XH, Sở VH-TT-DL, Sở Công thương và Công an TP phối hợp nhiều biện pháp tổng hợp để dẹp nạn lang thang đánh giày, bán hàng rong chèo kéo khách cũng như xin ăn trá hình.
Bên cạnh đó, UBND các Q.Thanh Khê, Cẩm Lệ, Hải Châu và Liên Chiểu cũng tung lực lượng tuyên truyền, xử lý những đối tượng này ở các chợ, đặc biệt, UBND Q.Ngũ Hành Sơn rất quyết liệt trong dịp lễ hội Quán Thế m vừa qua, đẩy đuổi 180 lượt người bán hàng rong không đúng nơi quy định cũng như lợi dụng sự khuyết tật, dùng người khuyết tật để bán hàng mà thật chất là xin ăn trá hình.
Tổ xử lý thông tin người lang thang ăn xin (Sở LĐ-TB-XH) cùng các địa phương và đơn vị nghiệp vụ Công an TP tăng cường tuần tra tại các chợ, công viên, chùa, nhà quán, quán ăn trên các tuyến đường du lịch, kết quả nhắc nhở, cảnh cáo 220 trường hợp vi phạm, trong đó đưa 11 đối tượng vào Trung tâm Bảo trợ xã hội và 11 đối tượng tâm thần có hành vi phản cảm trên phố vào Trung tâm điều dưỡng người tâm thần. Ngoài ra, liên ngành còn lập hồ sơ các đối tượng vi phạm làm cơ sở tăng biện pháp xử phạt nếu tái phạm, tịch thu 14 bộ loa bán hàng rong gây ồn. Đồng thời hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh, ăn uống trung tâm thành phố cũng đã hưởng ứng treo biển cấm và cam kết không để hàng rong chèo kéo hoặc xin tiền gây phiền hà cho du khách.
Ông Nguyễn Hùng Hiệp, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH đánh giá, tuy nạn xin ăn, chèo kéo khách tại khu vực trọng điểm, danh thắng, dịp lễ hội giảm đáng kể, nhưng gần đây các địa phương không duy trì kiểm soát thường xuyên nên vấn nạn trên trở lại ở một số đường Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Văn Linh, 2.9, Trần Hưng Đạo, đèo Hải Vân... Đặc biệt vào ngày rằm, mồng 1 và 30 m lịch hằng tháng, các đối tượng tập trung đông tại chùa Bát Nhã, Phổ Đà, Pháp Lâm, Bà Đa... trong khi dịp lễ, ngoài giờ thì lực lượng chức năng rất mỏng, yếu.
“Tồn tại trên là do chỉ đạo của địa phương chưa quyết liệt, giải quyết đối tượng chưa có giải pháp triệt để, phần lớn đối tượng bị xử lý thì dạt ra vùng ven tạm lánh và lập tức trở lại khi vắng bóng cơ quan chức năng” - ông Hiệp nói. Ông Hiệp dẫn chứng nhức nhối nhất nạn hàng rong hiện nay là lợi dụng hoàn cảnh thương tâm như khuyết tật, hoặc sử dụng người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ mang thai, bồng trẻ nhỏ... bán bánh kẹo với giá trên trời, vừa bán vừa xin, khách cho tiền mới đi rất phản cảm. Trong khi đó, không phải lúc nào cơ quan chức năng cũng có thể xử lý được đối tượng này.
Tuy nhiên đẩy việc quản lý hàng rong, ăn xin trá hình về địa phương không phải dễ, nhất là đối với thành phần không chỗ ở cố định. Một nút thắt khác, đó là đối với các đối tượng xin ăn thuộc tỉnh, thành khác, mỗi lần trả về địa phương, thì chỉ một thời gian ngắn sau họ đã quay lại, mà thành phố không thể can thiệp chuyện tự do cư trú.
Nguyễn Tú
Bình luận (0)