• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Xử lý như thế nào khi bị đột quỵ?

13/09/2015 08:26 GMT+7

Trên thế giới hàng năm có khoảng 800.000 người đột quỵ. Điều này có nghĩa là cứ 40 giây lại có một bệnh nhân đột quỵ và cứ mỗi 4 phút có một bệnh nhân tử vong do đột quỵ.

ThS. BS. Phạm Nguyên Bình – Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, dùng để chỉ sự thiếu sót chứa năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng cục bộ hơn là lan tỏa và tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ, loại trừ nguyên nhân chấn thương sọ não.

 

9

 

Đột quỵ rất nguy hiểm vì nếu không được cấp cứu kịp thời thì vùng não này sẽ chết, dừng chức năng vĩnh viễn, gọi là nhồi máu não. Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất của đột quỵ, gây liệt nửa người, hôn mê hoặc tử vong.

 

 

Nguyên nhân gây ra đột quỵ

Y khoa phân đột quỵ ra làm 2 loại: Đột quỵ nhồi máu não chiếm 85%; đột quỵ xuất huyết não chiếm 15%.

 

4

 

*Đột quỵ nhồi máu não nguyên nhân chủ yếu do cục máu đông tại chỗ của động mạch não hay cục máu đông từ xa chuyển đến gây tắc động mạch não, vùng mô não do động mạch đó cáp nuôi dưỡng bị thiếu máu và hậu quả là bị hoại tử.

Yếu tố nguy cơ thường là do cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh lý về tim mạch gồm xơ vữa động mạch, mỡ máu, bệnh mạch máu ngoại biên… Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh gồm lười vận động, béo phì, ăn nhiều thức ăn có cholesterol cao, nghiện bia rượu, căng thẳng thần kinh cũng là những nguyên nhân thường thấy của đột quỵ.

*Đột quỵ xuất huyết não xảy ra do vỡ mạch máu não làm chảy máu vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất. Máu tụ lại thành huyết khối. Sự chèn ép, tăng áp lực nội sọ đồng thời thiếu máu nuôi làm một hay vài khu mô não bị hoại tử. Tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp nhất.

 

Các dấu hiệu nhận biết

Nhiều nước trên thế giới đưa ra chữ “FAST” để phổ cập các dấu hiệu của đột quỵ, FAST có nghĩa là “nhanh” (phản ánh tức thời), đồng thời là viết tắt của Face (khuôn mặt); Arm (tay); Speech (lời nói); và Time (thời gian). Lý giải cho điều này, bạn sẽ thấy:

 

6

 

  • Khuôn mặt: dấu hiệu dễ nhận thấy là mặt bệnh nhân bị méo, thường gặp trong trường hợp diễn tiến đột ngột. Có một số biểu hiện kín đáo hơn cần lưu ý như mặt bệnh nhân có thể chưa méo, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy sự mất cân xứng: nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường; nêp mũ, má bên yếu thường xệ thấp hơn bên còn lại. Nếu nghi ngờ, hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì méo có thể sẽ rõ hơn. Đôi khi, bệnh nhân chỉ có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc ¼ mặt dưới.  
  • Tay: dấu hiệu rõ rệt là tay bị liệt. Nhưng trước đó, có thễ đã có nhưng diễn tiến từ từ như tê mỏi một bên tay; vụng về trong những thao tác, công việc quen thuộc, ví dụ như gặp khó khăn khi viết, ăn uống; vẫn điều khiển được tay nhưng kém chính xác. Ngoài tay còn một số dấu hiệu ở chân, đi dễ bị vấp té mà nguyên nhân không rõ ràng; bước đi khó khăn hoặc nặng nề hơn bình thường; nhấc chân không lên hoặc dễ bị rớt dép…
  • Lời nói: rõ nhất là một số người đột quỵ bị “á khẩu” hoặc nói đớt. Tuy nhiên, ở một số trường  hợp, người nghe có thể chưa nhận thấy bất thường nhưng chính bệnh nhân than phiền rằng họ cảm thấy khó khăn khi nói; hoặc môi, lưỡi bị cứng, tê. Khi đó, người nhà cần lưu ý để có thể nhận ra việc bệnh nhân nói không rõ, nói chậm hơn bình thường hoặc phải gắng sức khi nói.
  • Thời gian: đưa bệnh nhân đi khám ngay khi ghi nhận những dấu hiệu vừa kể. Những dấu hiệu này có thể kéo dài hoặc chỉ thoáng qua nhưng lặp đi lặp lại, có thể xuất hiện cùng lúc hoặc chỉ một vài dấu hiệu.

Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác xảy ra đột ngột ở người khỏe mạnh như: Lẫn lộn, lơ mơ, sảng, hôn mê; nhức dầu dữ dội, khác thường; mất thăng bằng; không nhìn thấy ở một bên mắt hoặc một bên cơ thể; chóng mặt, giảm thính lực, buồn nôn, nôn.

 

Xử trí đột quỵ

Khi thấy ai đó có một trong các triệu chứng nêu trên, bạn cần nhanh chóng để người bệnh không bị ngã gây chấn thương. Nên để người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

7

Đối với người bị tai biến mạch máu não, trong 3 giờ đầu thời gian là vàng, vì vậy, hãy gọi ngay xe ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi chuyển bệnh nhân.

Khi di chuyển bệnh nhân, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới quần áo cho thoáng.

Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.

Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác. Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái…

 

Tips: Phòng ngừa đột quỵ

Thay đổi lối sống bằng cách tăng cường vận động, từ bỏ các thói quen gây hại như hút thuốc lá, rượu bia, giảm ăn mặn cũng như giảm hay loại bỏ các chất béo có nguồn gốc động vật, thay vào đó ăn nhiều rau xanh và trái cây các loại.

Phòng và điều trị các yếu tố gây nguy cơ như tăng huyết áp, cần kiểm tra huyết áp thường xuyên, giữ huyết áp khoảng 120/70mmHg; điều trị tiểu đường - yếu tố nguy cơ gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não); điều trị rối loạn mỡ máu, tim mạch…

 

 

Theo các thống kê, hơn 80% các ca đột quỵ là do nhồi máu não, để lại những di chứng nặng nề như tàn tật vĩnh viễn. Đây cũng được xem là chứng bệnh có tỉ lệ tử vong nhanh chỉ đứng sau ung thư và các bệnh tim mạch. Trong số những người bị đột quỵ thì chỉ có khoảng 50% là có thể phục hồi lại các chức năng bị liệt, 50% còn lại thường để lại di chứng nặng nề.

 

 

Top
Top