Đó là kiến nghị của rất nhiều bạn đọc khi phản hồi về bài viết Vùng trũng tội phạm trên Thanh Niên ngày 21.10.
Trách nhiệm của cơ quan tố tụng
Để phòng chống tội phạm hiệu quả, không chỉ trông chờ vào cơ quan công an. Các cơ quan tố tụng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tội phạm không được xử lý đúng người, đúng tội; công tác giám sát trong cải tạo chưa thật nghiêm; cơ quan tiến hành tố tụng né tránh, chậm chạp trong việc xử lý các vụ việc dân sự hoặc dân sự hóa các vụ án hình sự… Đó cũng là nguyên nhân khiến tội phạm gia tăng. Do đó, để tội phạm giảm đi, cần phải có sự nỗ lực rất lớn từ các cơ quan tố tụng nữa.
Tô Văn Lượng
(luonggocong@yahoo.com)
Dân chỉ biết trông vào cơ quan chức năng
Tội phạm, nhất là cướp giật ngày càng táo tợn, manh động. Tài sản không lớn nhưng chúng ra tay với nạn nhân rất tàn độc. Do vậy, người dân chỉ biết trông chờ vào sự anh minh, mưu trí, dũng cảm của cơ quan công an, các cơ quan tố tụng. Làm sao để công tác phòng chống tội phạm mang lại hiệu quả, tội phạm giảm đáng kể, người dân sống trong yên lành.
Phi Yến
(phiyen87@yahoo.com)
Cần cải thiện thủ tục, thái độ tiếp dân
Số vụ phạm pháp hình sự mà cơ quan công an công bố theo tôi là còn ít so với thực tế. Có rất nhiều trường hợp người dân ngại trình báo cơ quan công an như khi bị cướp giật điện thoại, laptop... Người dân ngại trình báo do thủ tục khai báo rườm rà, thái độ tiếp nhận sự việc của cơ quan công an đôi khi còn thiếu niềm nở, thiện cảm… Đây cũng là vấn đề mà ngành công an cần cải thiện.
Võ Minh Tiến
(minhtien@yahoo.com)
Thanh Đông |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Vùng trũng tội phạm
>> Tội phạm ở TP.HCM: Có dáng dấp của Năm Cam
>> Cổng rào phòng chống tội phạm
>> Trấn áp tội phạm
>> Ông Nguyễn Bá Thanh: Siết lại việc cho tội phạm tham nhũng hưởng án treo
Bình luận (0)