Vật liệu chống ăn mòn
Việt Nam có độ ẩm và nhiệt độ cao, mức độ ô nhiễm khí quyển cao do dân số đô thị đông cũng như sản xuất công nghiệp hóa tạo ra môi trường ăn mòn nhanh. Việt Nam cũng có đường bờ biển dài, các khu vực ven biển thường có gió và hơi ẩm mang hàm lượng muối cao, tác động nghiêm trọng đến quá trình ăn mòn, ảnh hưởng tới tuổi thọ công trình.
Việt Nam chưa có tiêu chuẩn đặc thù nào cho các môi trường khắc nghiệt, kiến trúc sư hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm để chỉ định vật liệu. “Đối với khu vực có độ ăn mòn cao, tôi xem xét sản phẩm đó có vật liệu cơ bản là gì, lớp phủ là gì, vật liệu và nguồn gốc của vật liệu có đáng tin cậy hay không, đã được thử nghiệm trên thị trường chưa và kết quả kiểm chứng thế nào. Thời gian bảo hành vật liệu cũng là yếu tố tôi xem xét kỹ lưỡng,” kiến trúc sư Vũ Minh Tiến, CEO EOS Architecture cho biết.
Tôn COLORBOND® tích hợp công nghệ Activate được BlueScope cho ra đời sau 20 năm nghiên cứu được nhiều kiến trúc sư coi là giải pháp cho bài toán chống ăn mòn. “Tôi thấy khá thú vị với khả năng chống mòn vượt trội của vật liệu này. Tôi lấy ví dụ, với một tấm tôn, ở những vị trí bị tác động như khoan, cắt sẽ dễ bị oxy hóa hơn chỗ khác, dẫn đến ăn mòn nhanh, nhưng với công nghệ Activate và cấu trúc mạ ma trận bốn lớp, vật liệu có khả năng tự trám tại mép cắt, lỗ vít và vết trầy xước, từ đó chống ăn mòn vượt trội cho mái và vách tôn. Đó là một bước phát triển khá thú vị, theo tôi, đây cũng là vật liệu tối ưu cho môi trường khắc nghiệt”, kiến trúc sư Tiến chia sẻ.
|
Vật liệu “xanh”
Hiện nay, công trình xanh cũng là một xu thế được các chủ đầu tư ưa chuộng.
“Việc thiết kế công trình xanh phải lồng ghép rất nhiều tiêu chí, không chỉ là công năng, thẩm mỹ, giá thành mà còn phải lựa chọn các chủng loại vật tư xây dựng, vật liệu hoàn thiện để bền vững. Đặc biệt, khi đặt một công trình xanh vào môi trường khắc nghiệt thì độ khó tăng gấp đôi,” kiến trúc sư Vũ Linh Quang, Giám đốc Điều hành ARDOR, Phó chủ nhiệm CLB Kiến trúc Xanh TP.HCM, thành viên Ban cố vấn Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam đánh giá.
Những tiêu chí khắt khe khi chọn vật liệu bên ngoài thường liên quan đến lớp vỏ bao che của công trình. Lớp vỏ này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiết kiệm năng lượng của tòa nhà.
“Tất cả các công trình xanh thường sẽ lựa chọn chủng loại vật tư bên ngoài để đáp ứng chỉ số SRI (chỉ số phản xạ nhiệt) cho lớp vỏ bao che và U-value (hệ số cách nhiệt) sau đó mới quan tâm đến màu sắc, công nghệ sản xuất, bảo hành, chi phí giá thành. Ví dụ các nhà tư vấn sẽ chọn tấm tôn COLORBOND® của BlueScope với lý do giảm được nhiệt độ hấp thụ vào bên trong công trình, có hệ số cách nhiệt U-value tốt, và bền màu. Công nghệ Activate còn có thể kéo dài đáng kể thời gian bảo hành của sản phẩm lên đến 36 năm giúp công trình tăng tuổi thọ lên rất nhiều. Đây là một trong những yếu tố bền vững đặc biệt quan trọng”, kiến trúc sư Quang nhận xét.
|
Vật liệu bền màu
Với kinh nghiệm thiết kế rất nhiều các công trình nhà công nghiệp cũng như hiện đang triển khai khá nhiều các dự án nhà xưởng/kho vận cho các chủ đầu tư quốc tế, ông Lê Thạnh Trị - Giám đốc Dự án Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giá trị Kỹ thuật Việt (VEV) có thêm một lưu ý về độ bền màu của vật liệu để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
“Ví như các công trình ở vùng biển, vùng có gió lật, nằm trong khu công nghiệp ô nhiễm, hoặc của các chủ đầu tư FDI có yêu cầu khắt khe, tôi ưu tiên chọn tôn COLORBOND® và Zincalume của BlueScope vì vật liệu có tuổi thọ cao, khả năng chống bám bụi tốt và đặc biệt là bền màu theo thời gian,” ông Trị cho biết thêm.
Theo đánh giá của ông Trị, “nói về độ bền màu, trên thị trường Việt Nam việc bảo hành màu 10 hay 15 năm như BlueScope Việt Nam là một chỉ số tin cậy cao. Với góc độ là một kiến trúc sư, tôi rất thích điều đó”.
|
Bình luận (0)