Chúng tôi quan ngại rằng chương trình mà Bộ Thương mại đã hứa này có thể xem là một hành động phá rối thương mại mang tính phân biệt đối xử, đưa ra một hình thức chính trị hóa đã được né tránh một cách khôn khéo bằng cơ chế thực thi những trợ cấp bị cấm, vốn có thể tạo nên tình trạng không chắc chắn gây rủi ro trong kinh doanh, có thể làm nản lòng các nhà xuất khẩu những mặt hàng này từ Việt Nam. (Trích thư của Amcham Việt Nam gửi Bộ trưởng Thương mại Mỹ và Đại diện Thương mại Mỹ ngày 6.10.2006) |
Theo ông n, đó là tin vui cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, nhưng tin buồn là một rào cản khác lại được dựng lên. Điều ông n và các doanh nghiệp dệt may VN lo ngại chính là việc Đại diện Thương mại Mỹ Schwab và Bộ trưởng Thương mại Gutierrez gửi thượng nghị sĩ Dole và Graham (hai thượng nghị sĩ cản trở việc thông qua PNTR cho VN) thông báo việc Chính phủ Mỹ sẽ giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng dệt may từ VN định kỳ 6 tháng một lần nhằm xem xét liệu có đủ bằng chứng để tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với bất cứ mặt hàng dệt may nào của VN. Nếu có những tình huống khẩn cấp xảy ra thì có thể cho phép áp dụng mức thuế sơ bộ có tính hồi tố và một khi việc bán phá giá xảy ra và những hàng hóa nhập khẩu trên có gây ra tổn thất vật chất, thì Bộ Thương mại Mỹ sẽ tự tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm liên quan. Chính phủ Mỹ làm điều này với hy vọng việc thông qua PNTR được tiến hành nhanh chóng nhưng kết quả là PNTR vẫn bị trì hoãn.
Bà Jacobs trao đổi với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam - Ảnh: Tr.Bình |
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 5 mặt hàng bị giám sát (áo sơ mi, quần dài, đồ bơi, đồ lót, áo thun len) này chiếm đến 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ. Nói là 5 mặt hàng, nhưng theo bà Jacobs, 5 chủng loại này lại được phân thành 500 sản phẩm đơn lẻ tại thị trường Mỹ chứ không ít. Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Quốc n nói: "Các nhà nhập khẩu Mỹ than phiền với chúng tôi rằng cơ chế này còn nguy hiểm hơn hạn ngạch, thà chịu hạn ngạch còn tốt hơn! Hiện tại cũng đã có một số nhà nhập khẩu muốn chuyển đơn hàng sang nước khác vì họ cho rằng rủi ro lơ lửng trên đầu khi nhập hàng dệt may VN". Bà Jacobs thừa nhận: "Tôi thực sự lo lắng vì các nhà nhập khẩu Mỹ tỏ ra rất bi quan trước tình hình này". Theo bà Jacobs, kịch bản xấu nhất khó xảy ra, nhưng khi làm ăn người ta cố giảm thiểu rủi ro. Nghĩa là không đặt hàng từ VN nữa.
Việc dựng lên cơ chế giám sát hàng dệt may VN có vi phạm quy định WTO? Ông Nguyễn Đức Thanh - Tổ trưởng điều hành hạn ngạch dệt may, Bộ Thương mại cho rằng, đây là việc làm đơn phương của phía Mỹ không phù hợp với quy định của WTO. Còn bà Jacobs thì khẳng định: "Làm như vậy là vi phạm quy định WTO". Thậm chí bà Jacobs còn cho rằng việc dùng thuật ngữ "tình huống nhạy cảm" để áp dụng một cơ chế khắt khe đối với hàng nhập khẩu VN là hành động "lố bịch" chưa từng có. Vô lý hơn, theo bà Jacobs, 5 chủng loại hàng mà phía Mỹ đưa vào diện giám sát chặt chẽ lại là những mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu, rất ít được sản xuất từ Mỹ.
Tr.B
Bình luận (0)