Diễn biến này khơi dậy hy vọng rằng chiến sự ở khu vực Nagorny Karabakh sẽ thực sự chấm dứt sớm. Thỏa thuận ngừng bắn được ký kết sau cuộc chiến tranh hồi đầu thập niên 1990 và về cơ bản đã được tuân thủ cho tới đầu tháng 4.2016. Chiến sự lại bùng phát sau thời gian dài khiến thế giới bất ngờ và đồn đoán về nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nguyên nhân về quan hệ xấu đi nghiêm trọng giữa Thổ Nhĩ Kỳ (ủng hộ Azerbaijan) và Nga (đứng về phía Armenia).
tin liên quan
Azerbaijan và Armenia tuyên bố ngừng bắnNgày 5.4, Azerbaijan tuyên bố đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Armenia nhằm chấm dứt giao tranh tại khu vực Nagorno-Karabakh, theo Reuters.
Vẫn là thỏa thuận ngừng bắn cũ nhưng có thêm 2 điều mới. Thứ nhất, việc tiếp tục thực hiện thỏa thuận là kết quả thương thảo trực tiếp giữa tổng thống hai nước với tác động trung gian hòa giải của Mỹ, Nga và Pháp. Nội dung tuy vẫn như cũ nhưng có được sự đảm bảo chính trị mới.
Thứ hai, việc thực hiện ngừng bắn ở khu vực Nagorny Karabakh từ nay được chính thức giao cho Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) giám sát. Sự tham gia của OSCE nhằm mục đích không chỉ bảo đảm cho thỏa thuận ngừng bắn mà còn nhằm phân định rõ ràng thủ phạm với nạn nhân trong trường hợp vi phạm.
Tuy nhiên, tiếp tục thực hiện thỏa thuận ngừng bắn có nghĩa là tiếp tục duy trì hiện trạng lâu nay và không có bước tiến mới hướng tới mục tiêu giải quyết dứt điểm xung đột. Qua đó có thể thấy các bên liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp chủ ý áp dụng lâu dài biện pháp lẽ ra chỉ là tạm thời này.
Bình luận (0)