Xung đột Urkaine qua một 18 tháng: Những mất mát lớn

Xung đột Urkaine qua một 18 tháng: Những mất mát lớn

La Vi
La Vi
26/08/2023 19:04 GMT+7

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người phải di tản và gây ra bất ổn kinh tế trên toàn thế giới trong 18 tháng kể từ ngày 24.2.2022.

Đã 18 tháng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Hàng chục ngàn người đã thiệt mạng. Hàng triệu người khác phải sơ tán. Và nền kinh tế toàn cầu đang cảm nhận được dư chấn. Dưới đây là cái nhìn sâu hơn về tác động của chiến sự đối với người dân Ukraine và thế giới.

Thương vong

Cuộc xung đột đã gây ra số lượng người chết ở mức độ mà châu Âu chưa từng chứng kiến kể từ Thế chiến 2.

Giám đốc Viện trợ Liên Hiệp Quốc Martin Griffiths cho biết: "Quy mô thương vong dân sự và thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng dân sự, ngay từ những ngày đầu, là đáng báo động".

Đến cuối tháng 7, hơn 9.000 dân thường được ghi nhận thiệt mạng và 16.000 người khác bị thương, theo Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Con số thực tế được cho là cao hơn nhiều.

Di dời

Hàng triệu người Ukraine đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa hoặc phải dời chỗ ở do chiến sự.

"Tôi đến từ Mariupol. Như bạn có thể đã biết, thành phố của chúng tôi thực sự không còn tồn tại nữa. Nó đã bị phá hủy hoàn toàn", một người tị nạn Ukraine cho biết.

Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 17 triệu người cần được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp. Khoảng 6 triệu người tị nạn Ukraine đang tản cư khắp châu Âu.

Thiệt hại của Ukraine

11% lãnh thổ Ukraine hiện do Nga kiểm soát tính từ khi xung đột nổ ra. Ukraine đã mất nhiều vùng bờ biển.

Giao tranh đã biến một số thành phố thành vùng đất hoang tàn.

Nền kinh tế Ukraine suy giảm 30% vào năm 2022.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nước này được dự báo sẽ không tăng trưởng nhiều trong năm nay.

Không rõ Ukraine đã chi bao nhiêu cho cuộc xung đột.

Thiệt hại của Nga

Nga cũng không cho biết họ đã chi bao nhiêu cho chiến sự.

Một tài liệu của chính phủ được Reuters xem xét cho thấy nước này đã tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng trong năm nay lên hơn 100 tỉ USD.

Tuy nhiên, nền kinh tế nước này cũng đã trải qua một cú sốc lớn vì các lệnh cấm vận của phương Tây.

Luật sư Douglas Rediker cho biết: “Đây là những biện pháp cấm vận rất quan trọng sẽ cắt Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu trong mức độ có thể nhìn thấy".

Nga cũng mất đi một phần lớn thị trường khí đốt châu Âu, nhưng đã có thể tìm được các đối tác khác trên thị trường toàn cầu.

Dù nền kinh tế Nga trong năm 2022 không bị suy thoái 2 chữ số như dự báo trước đó, thì khả năng trở lại thịnh vượng vẫn còn là một chặng đường dài.

Tác động toàn cầu

Xung đột đã thúc đẩy lạm phát và dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Nga là nước xuất khẩu số một về khí đốt tự nhiên, lúa mì, phân đạm và palladium. Chiến sự và các lệnh cấm vận của phương Tây đã khiến giá cả tăng mạnh.

Nga cũng là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới. Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 ngay sau khi xung đột nổ ra.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.