|
Di chúc ngày 30.8.1996 (có người chứng là các ông Trần Bạch Đằng, Lê Trung, Lê Hữu Phước, Vương Minh Quan và bà Lê Tú Cẩm) ghi rõ: “Tôi Vương Hồng Sển đồng ý giao toàn (bộ) cổ vật và sách cho UBND TP.HCM tiếp nhận, quản lý”. Nếu nhà nước hết lòng vì sự nghiệp bảo tồn di tích cổ thì có thể dỡ ngôi nhà cổ (nhà rường có thể tháo ráp), chuyển đến dựng ở một vị trí khác và tuyệt đối an ninh để trưng bày cổ vật. Còn miếng đất, xin chính quyền trao lại cho các cháu nội của cụ Vương để có thể bán một phần, khắc phục hậu quả nợ nần mà người cha đã gây ra và có nơi sinh sống…
Về 4 căn nhà cấp 4 là tài sản chung của ông Vương Hồng Sển và bà Nguyễn Kim Chung, xin nhà nước phân chia rõ ràng phần sở hữu của ông Vương Hồng Sển mà Phòng Tài nguyên - Môi trường Q.Bình Thạnh đã xác nhận năm 1991, ông Vương Hồng Sển có di chúc cho bà Vương Thị Việt Hoa (căn 9/1C) và Vương Tiến Dũng (căn 9/4D). Xin cho chúng tôi được hợp thức hóa quyền sở hữu đối với 2 căn nhà trên”.
Hà Đình Nguyên (ghi)
>> Bảo tàng Vương Hồng Sển - 10 năm chưa thành: Những hệ lụy từ cổ vật
>> Bảo tàng Vương Hồng Sển - 10 năm chưa thành
>> Khám lớn Sài Gòn: quyển sách cuối cùng của Vương Hồng Sển
Bình luận (0)