Ý nghĩa chiến lược của biển đảo vào đề thi môn địa

03/07/2015 10:19 GMT+7

(TNO) Sau khi kết thúc môn thi địa, nhiều thí sinh cho biết đề thi địa năm nay thật ý nghĩa khi đề cập đến vấn đề biển đảo.

(TNO) Sáng nay 3.7, thí sinh cả nước bước vào ngày thi thứ ba của kỳ thi THPT quốc gia với môn địa. Thanh Niên Online sẽ cập nhật nhận xét của thí sinh, giáo viên ngay sau khi kết thúc môn thi này.

Ảnh: Đào Ngọc Thạch
* Đề thi môn địa:
* Học sinh nhận xét đề thi môn địa 
* Bước ra từ hội đồng thi Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhiều thí sinh cho biết đề thi môn địa năm nay dễ nên có thể hoàn thành bài thi sớm.
Thí sinh Lê Ngọc Yến Nhi (học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) cho biết đã hoàn thành bài thi chỉ trong vòng 1 tiếng và có cả tiếng để kiểm dò bài trước khi kết thúc 2/3 giờ làm bài.
Cũng tại hội đồng này, thí sinh Trương Ngọc Loan (học sinh Trường THPT Hùng Vương, TP.HCM) cho biết có thể đạt được 6 điểm bài thi địa để xét tốt nghiệp. Thí sinh này nhìn nhận, đề thi yêu cầu kiến thức trong chương trình, không đánh đố. Học sinh nắm kiến thức cơ bản, vận dụng với Atlat địa lý Việt Nam sẽ làm tốt bài thi. (Hà Ánh, ghi)
Tại cụm thi Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nhiều thí sinh nhận xét đề thi môn địa năm nay tương đối dễ thở.
Thí sinh Phạm Thị Anh (học sinh Trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, TP.HCM) cho biết đề thi năm nay không khó lắm. Trong đó, có 2 câu hỏi yêu cầu thí sinh vận dụng nhiều kiến thức, đặc biệt là câu về giá trị biển đảo và câu hỏi tại sao các nhà máy thủy điện tập trung ở vùng trung du miền núi phía Bắc... Em tự tin làm được 80% đề đưa ra.
Thí sinh Nguyễn Hoàng Thúy Ái chia sẻ: "Câu hỏi về tài nguyên biển đảo yêu cầu các thí sinh phải biết tích hợp của tất cả các bài liên quan đến biển đảo và một phần nhỏ dựa theo hiểu biết của bản thân để phân tích làm rõ vấn đề.
Thí sinh, Hoàng Thị Thanh Tuyền (ở Nhơn Trạch, Đồng Nai) chia sẻ: "Theo em, đề thi địa năm nay thật ý nghĩa khi đề cập đến biển đảo, vì vấn đề biển đảo đang rất thời sự. Với đề thi năm nay mình tự tin làm được 70% đề thi yêu cầu. (Hoài Nhơn - Phan Giang, ghi)
* Nhiều thí sinh dự thi môn địa tại Đà Nẵng rời phòng thi từ rất sớm. Hầu hết các em đều hài lòng với phần thi của mình. Thí sinh Trần Thị Trâm Anh (học sinh trường THPT Phạm Phú Thứ, Đà Nẵng) cho hay em làm bài được khoảng 70% đề thi yêu cầu. 
Còn thí sinh Nguyễn Thị Tuyết Lê (học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết em chỉ dự thi môn địa để lấy điểm xét tốt nghiệp, nhưng phần làm bài của em khá tốt. (Diệu Hiền, ghi)
* Tại cụm thi số 26 do ĐH Huế chủ trì, nhiều thí sinh hoàn thành bài sớm và nhận xét đề thi môn địa năm nay khá dễ.
Thí sinh Nguyễn Thị Quỳnh (Quảng Trị), thi tại cụm thi Trường THCS Nguyễn Chí Diễu (TP.Huế), cho biết: “Đề thi khá dễ so với chúng em vẫn nghĩ. Trong bốn câu chỉ có câu 4 khó hơn so với các câu khác. Đề thi bám sát chương trình đã học và có thể vận dụng Atlat để làm bài tốt. Em nghĩ, đề thi này không ít bạn sẽ đạt điểm cao”.
Thí sinh Nguyễn Thị Tiến, thi tại hội đồng thi Trường THCS Phạm Văn Đồng (TP.Huế), cho rằng: “Phòng thi của em nhiều bạn làm xong bài sớm. Đề thi khá ngắn gọn, nhẹ nhàng. Câu vẽ biểu đồ khá đơn giản. Trong các câu, chỉ có câu cuối là đòi hỏi thí sinh nhiều, ngoài nắm vững kiến thức thì phải biết đánh giá, giải thích, chứng minh, phân tích”. (Tuyết Khoa, ghi)
* Tại cụm thi số 28 (Bình Định, Quảng Ngãi) có 5.828 thí sinh dự thi môn địa, vắng 92 em so với danh sách.
Có nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm lý thoải mái, tự tin vì làm được bài.
Tại điểm thi Trường THPT Trưng Vương (TP.Quy Nhơn, Bình Định), thí sinh Phạm Ngọc Hoa (ở TP.Quy Nhơn) cho biết: “Em làm được khoảng 90% bài, do em thi khối C nên đã ôn tập rất kỹ môn địa. Em thấy đề thi phân hóa rõ ràng, 3 câu đầu dễ, câu cuối để phân loại học sinh giỏi, trọng tâm là kiến thức lớp 12. Nhìn chung đề thi dễ hơn so với đề thi đại học các năm trước”.
Không ôn khối C nhưng nhiều thí sinh vẫn làm tốt môn địa, như em Nguyễn Lâm Trung (ở Quảng Ngãi) chia sẻ: “Em thấy đề thi phù hợp với chương trình học, thời gian làm bài khá thoải mái. Trong đề thi em thích nhất câu số 1 về sông ngòi và câu số 4 về biển đảo, đây là các kiến thức mà mỗi thanh niên ngày nay đều cần phải có. Em làm được khoảng 70% đề thi này”. (Tâm Ngọc, ghi)
** Giáo viên nhận xét đề thi môn địa
Thầy Trần Văn Quang, tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM):
Học lực trung bình có thể đạt điểm 7
Theo thầy Quang, đề thi địa tương đối dễ và có sự sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó. Chỉ với 2 câu đầu, thí sinh có thể dễ dàng đạt 3-4 điểm. Câu vẽ biểu đồ dù kết hợp giữa cột chồng và đường nhưng cũng không làm khó học sinh.
Câu 4 là câu khó có tính phân loại học sinh vì yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức để phân tích, giải thích và chứng minh cho luận điểm. Với đề thi này, học sinh trung bình có thể đạt điểm 7. (B.Thanh, ghi) 
Cô Vũ Như Thiên Hương, Tổ trưởng Tổ địa lý Trường THPT Nhân Việt (TP.HCM): 
Học sinh khá có thể đạt 8 điểm
Đề thi địa năm nay không khó, cấu trúc đề thi theo sát đề thi minh họa đã công bố trước đó. Nội dung kiến thức đề cập trong đề cũng nằm trong chương trình học lớp 12. Ngay phần câu hỏi nâng cao (câu 4) cũng không quá khó. Câu biểu đồ khá dễ vì không phải tính toán để vẽ. Nhìn chung học sinh học thi để xét tốt nghiệp dễ dàng lấy điểm 6. Còn học sinh khá giỏi có thể lấy điểm 8 trở lên. (Hà Ánh, ghi)
*** Đồng hành cùng các thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2015, bên cạnh các bài gợi ý giải đề thi, Thanh Niên Online còn cập nhật những nhận xét nhanh về đề thi ngay sau khi môn thi kết thúc của các giáo viên giàu kinh nghiệm (những nhận xét này chỉ có tính chất tham khảo).
Sau khi kết thúc môn thi cuối của kỳ thi THPT quốc gia 2015, Thanh Niên Online sẽ cập nhật đáp án các môn thi của Bộ GD-ĐT.
Đón xem gợi ý giải và nhận xét đề thi THPT quốc gia 2015
Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc,Thanh Niên Online sẽ cập nhật liên tục gợi ý giải đề thi, nhận xét đề thi và các thông tin liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Ngoài ra, từ ngày 2 - 5.7, BáoThanh Niên (báo in) sẽ tăng thêm 4 trang phụ trương giải đề thi các môn kỳ thi THPT quốc gia tặng bạn đọc. Sau mỗi ngày thi diễn ra, các trang phụ trương sẽ đăng tải chi tiết bài giải gợi ý từng môn thi cụ thể. Bên cạnh đó, chuyên gia đến từ các trường ĐH và THPT sẽ có những nhận xét, đánh giá xung quanh đề thi trước khi dự đoán điểm chuẩn.
Mời bạn đọc đón xem phụ trương giải đề thi theo lịch đăng cụ thể như sau:
Ngày 2.7: Bài giải gợi ý các môn toán, ngoại ngữ
Ngày 3.7: Bài giải gợi ý các môn ngữ văn, vật lý
Ngày 4.7: Bài giải các môn địa lý, hóa học
Ngày 5.7: Dự kiến đáp án chính thức các môn thi của Bộ GD-ĐT.
Lịch thi THPT quốc gia 2015

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian làm bài

Giờ làm bài

30.6
8 giờ
Thí sinh làm thủ tục dự thi: Nhận thẻ dự thi và chỉnh sửa các sai sót (nếu có)
1.7
Sáng
Toán
180 phút
8 giờ - 11 giờ
Chiều
Ngoại ngữ
90 phút
14 giờ 30 - 16 giờ
2.7
Sáng
Ngữ văn
180 phút
8 giờ - 11 giờ
Chiều
Vật lý
90 phút
14 giờ 30 - 16 giờ
3.7
Sáng
Địa lý
180 phút
8 giờ - 11 giờ
Chiều
Hóa học
90 phút
14 giờ 30 - 16 giờ
4.7
Sáng
Lịch sử
180 phút
8 giờ - 11 giờ
Chiều
Sinh học
90 phút
14 giờ 30 - 16 giờ
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.