Tại hội thảo nâng cao chất lượng dịch vụ tuyến y tế cơ sở do Bộ Y tế tổ chức ngày 9.12 tại Hà Nội, Viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) công bố nghiên cứu về năng lực trong khai thác bệnh sử và khám bệnh của bác sĩ tuyến huyện và xã đối với 5 bệnh thường gặp (viêm phổi trẻ em, tiêu chảy trẻ em, lao, tăng huyết áp và đái tháo đường).
Nghiên cứu này thực hiện trong năm 2015 tại 6 địa phương: Bình Định, Đắk Lắk, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, khu vực nông thôn Hà Nội.
tin liên quan
Lần đầu tiên thay khớp gối ở Bệnh viện huyện Củ Chi TP.HCMNgày 17.11, bác sĩ Hồ Hải Trường Giang, Giám đốc Bệnh viện huyện Củ Chi (TP.HCM) cho biết bệnh viện vừa thực hiện thành công kỹ thuật thay khớp gối thành công cho bệnh nhân T.H (63 tuổi, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi).
Kết quả cho thấy, khả năng chẩn đoán đúng và chỉ định điều trị hợp lý còn rất hạn chế, nhất là đối với bệnh viêm phổi trẻ em và tăng huyết áp (chiếm khoảng 50%). Tình trạng kê đơn điều trị không hợp lý và có hại còn cao ở cả tuyến huyện và xã, chiếm 32,2 - 44,6% (với các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp). Cán bộ y tế tuyến huyện có trình độ cao hơn tuyến xã và có xu hướng áp dụng những chỉ định chăm sóc đắt tiền hơn, chỉ định nhiều xét nghiệm, kê nhiều thuốc và có tỷ lệ điều trị không cần thiết cao hơn tuyến xã.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho rằng năng lực cung ứng dịch vụ các tuyến, nhất là tuyến y tế cơ sở, còn hạn chế, chưa được chuyển đổi kịp thời để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân, dẫn đến quá tải một số bệnh viện tuyến cuối.
tin liên quan
Bác sĩ gia đình là ai?: 'Dĩ nhiên, ổng phải đến tận nhà khám bệnh rồi'Những năm gần đây, TP.HCM và 7 tỉnh, thành khác trên cả nước đã
triển khai thực hiện thí điểm mô hình phòng khám bác sĩ gia đình.
Bình luận (0)