Yên Tử khai hội

31/01/2023 11:52 GMT+7

Hội xuân Yên Tử 2023 diễn ra trang nghiêm vui tươi, với sự tham dự của hàng nghìn người dân, tăng ni Phật tử trong cả nước. Ngày khai hội năm nay không còn cảnh chen lấn.

Ngày mùng 10 tháng giêng năm Quý Mão (tức ngày 31.1), tại Cung Trúc Lâm (thuộc Khu di tích - danh thắng Yên Tử), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp với UBND TP.Uông Bí (Quảng Ninh) tổ chức Khai hội xuân Yên Tử 2023.

Yên Tử khai hội - Ảnh 1.

Yên Tử khai hội xuân 2023

Lã Nghĩa Hiếu

Hội xuân Yên Tử sau 2 năm gián đoạn do dịch Covid-19 đã được tái tổ chức. Lần đầu tiên lễ hội xuân lớn nhất tỉnh Quảng Ninh này được tổ chức tại Cung Trúc Lâm (thuộc Khu di tích - danh thắng Yên Tử). Theo số liệu thống kê, từ ngày mùng 1 tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đến ngày mùng 9 tháng giêng năm Quý Mão, Khu di tích - danh thắng Yên Tử đã đón tiếp được trên 130.000 lượt khách về tham quan, chiêm bái. Dự kiến, sẽ có khoảng 2 - 3 vạn du khách trong và ngoài nước đến với Yên Tử trong ngày khai hội.

Yên Tử khai hội - Ảnh 2.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tham dự hội xuân Yên Tử

Lã Nghĩa Hiếu

Lễ khai hội được mở đầu bằng chương trình nghệ thuật "Yên Tử vào xuân", ôn lại huyền thoại của non thiêng Yên Tử, cội nguồn lịch sử của Thiền phái Trúc Lâm, công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông; ca ngợi sức sống thành phố trẻ Uông Bí và không khí tưng bừng, náo nức trẩy Hội xuân Yên Tử...

Lễ khai hội gồm nhiều nghi lễ, như: nghi thức rước lễ mở hội, lễ gióng trống, thỉnh chuông, lễ chúc phúc đầu năm, lễ cầu quốc thái dân an và lễ đóng dấu thiêng Yên Tử…

Tại buổi lễ, các đại biểu, chư tôn đức tăng ni đã thành kính dâng hương, thực hiện các nghi lễ thành kính tưởng nhớ công ơn của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, cầu quốc thái dân an. Lễ cầu quốc thái dân an gồm các nghi lễ dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an…

Yên Tử khai hội - Ảnh 3.

Hội xuân Yên Tử diễn ra trang nghiêm

Lã Nghĩa Hiếu

Khu di tích - danh thắng Yên Tử là địa linh, phúc địa của quốc gia, nơi gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của đức vua Trần Nhân Tông - vị vua đã lãnh đạo quân dân Đại Việt 2 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược.

Sau khi đất nước thái bình thịnh trị, Ngài đã tự nguyện rời ngai vàng, nhường ngôi cho con để chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật. Đến năm 1299, vua Trần Nhân Tông đã chính thức lên núi Yên Tử tu hành, trở thành Đệ nhất tổ Thiền phái Trúc Lâm.

Yên Tử khai hội - Ảnh 4.

Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thỉnh chuông khai hội Yên Tử

Lã Nghĩa Hiếu

Trải qua thăng trầm lịch sử, đến nay Yên Tử vẫn còn lại những di sản của cha, ông là hàng chục ngôi chùa; hàng trăm am, tháp; hàng nghìn di vật cổ chứa đựng những giá trị tinh thần, tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm và nền văn hóa huy hoàng, rực rỡ thời Đại Việt giữa một vùng đại ngàn linh thiêng, hùng vĩ.

Yên Tử khai hội - Ảnh 5.

Hàng vạn tăng ni, Phật tử hành hương về Yên Tử ngày khai hội

Lã Nghĩa Hiếu

Hiện nay 3 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đang hoàn thiện hồ sơ để trình UNESCO công nhận Yên Tử là Di sản thế giới.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là một hệ thống hơn 70 điểm di tích, được cấu thành từ 4 cụm Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt gồm: Khu di tích lịch sử - danh thắng Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh); Khu di tích lịch sử nhà Trần (TX.Đông Triều, Quảng Ninh); Khu di tích - danh thắng Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương).

Đây là những địa điểm có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với các công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt; đồng thời là nơi ra đời, hình thành và phát triển Trung tâm Phật giáo Thiền tông thuần Việt do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.

Yên Tử gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của nhà Trần (1225 - 1400) và hình thành nên không gian tôn giáo, văn hóa đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm.

Yên Tử khai hội - Ảnh 6.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Giáo hội Phật giáo Việt Nam khai ấn thiêng Yên Tử

Lã Nghĩa Hiếu

Yên Tử khai hội - Ảnh 7.

Tưng bừng khai hội xuân Yên Tử

Lã Nghĩa Hiếu

Yên Tử khai hội - Ảnh 8.

Tiết mục văn nghệ "Yên Tử vào xuân" thể hiện không khí tưng bừng của đất Phật ngày hội

Lã Nghĩa Hiếu

Yên Tử khai hội - Ảnh 9.

Ca khúc ca ngợi thành phố trẻ Uông Bí

Lã Nghĩa Hiếu

Yên Tử khai hội - Ảnh 10.

Yên Tử ngày khai hội không có cảnh chen lấn, người dân thong thả tận hưởng không khí xuân trong lòng miền đất Phật

Lã Nghĩa Hiếu

Yên Tử khai hội - Ảnh 11.

Dự kiến có khoảng 2 vạn khách hành hương về Yên Tử

Lã Nghĩa Hiếu

Yên Tử khai hội - Ảnh 12.

Phật tử ăn cơm chay trước khi hành hương lên đỉnh chùa Đồng

Lã Nghĩa Hiếu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.