Hiện toàn phường có 66 ca mắc, với 17 ổ dịch ghi nhận trong các tháng gần đây. Một số người dân ở ngõ 282 phố Thụy Khuê cho biết ở đây muỗi không nhiều, nhân viên y tế đã phun hóa chất nhưng vẫn có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tại một hộ dân trong ngõ này, các chuyên gia của Viện Sốt rét ký sinh trùng côn trùng T.Ư phát hiện 4 ổ bọ gậy (lăng quăng) trong các bình chứa nước trồng cây, họng ống thoát nước và dụng cụ trên sân thượng đọng nước mưa. Đây cũng là những nơi đội xung kích của P.Thụy Khuê từng đến tìm diệt bọ gậy nhưng đã bỏ sót. Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý yêu cầu ngành y tế và các quận, huyện rút kinh nghiệm, chỉ đạo sát sao và tập huấn kỹ để các đội xung kích diệt bọ gậy hoạt động hiệu quả hơn.
tin liên quan
Nên chăng công bố dịch sốt xuất huyết?Tính đến nay, cả nước có gần 81.000 ca mắc sốt xuất huyết, 24 ca tử vong, và con số này vẫn chưa dừng mà tiếp tục gia tăng đáng lo ngại, đặc biệt ở Hà Nội với hàng trăm ca mắc mỗi ngày, bất chấp tiền bạc đổ ra chống dịch.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lưu ý, phun hóa chất chỉ diệt được muỗi mang mầm bệnh, nếu không duy trì diệt bọ gậy thì sau 2 tuần lại có lứa muỗi mới, nên quan trọng nhất vẫn là diệt bọ gậy. Bà Tiến yêu cầu ngành y tế Hà Nội tiếp tục tập trung phun hóa chất diệt muỗi tại khu vực công cộng.
Tại cuộc làm việc với TP.Hà Nội về công tác phòng chống dịch diễn ra tại Trung tâm y tế Q.Tây Hồ, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đề nghị TP chấn chỉnh các đội xung kích diệt bọ gậy để hoạt động hiệu quả hơn. Đặc biệt, cần kiểm soát nguy cơ dịch bùng phát khi tới đây khoảng 1 triệu sinh viên về nhập học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.
tin liên quan
Những biểu hiện bệnh sốt xuất huyết cần lưu ýTình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng đáng lo ngại, đòi hỏi công tác phòng chống dịch phải quyết liệt hơn, nhất là từ hộ gia đình.
Bình luận (0)