Yêu điện thoại hơn yêu con cái

13/09/2015 07:11 GMT+7

Trong đoạn phim dài 2 phút do Công ty Start Rite (Anh) thực hiện, những đứa trẻ từ 7 - 11 tuổi đã tiết lộ nhiều bất ngờ.

Trong đoạn phim dài 2 phút do Công ty Start Rite (Anh) thực hiện, những đứa trẻ từ 7 - 11 tuổi đã tiết lộ nhiều bất ngờ.

Trong đoạn phim dài 2 phút do Công ty Start Rite (Anh) thực hiện, những đứa trẻ từ 7 - 11 tuổi đã tiết lộ nhiều bất ngờ.

Yêu điện thoại hơn yêu con cáiHãy quan tâm con cái, đừng khiến chúng cô độc ngay trong chính ngôi nhà của mình - Ảnh: Shutterstock
Có cô bé bảo: “Mẹ luôn dán mắt vào điện thoại để lên mạng xã hội”. Có cậu bé thì kể: “Bố cứ mải miết ôm điện thoại”. Và có cả trường hợp “mẹ suốt ngày trực tuyến trên máy tính để chơi trò gì đó”...
Có lỗi với con
Chính vì thế nên “nhiều lúc gọi mẹ nhưng mẹ không đoái hoài gì cả. Phải gọi lại nhiều lần nhưng mẹ cũng không thèm trả lời vì bận lướt điện thoại”, hay “bố cũng vậy, khi thắc mắc điều gì, đem hỏi bố, nhưng bố chỉ chăm chú vào điện thoại của mình, chẳng đếm xỉa gì tới con cả”.
Khi được hỏi cảm giác thế nào khi bố mẹ chỉ lo làm việc riêng, sử dụng các thiết bị công nghệ mà bỏ rơi con cái? Cô bé thật thà cho biết: “Buồn lắm, vì không được chơi với mẹ”. Cậu bé than vãn: “Rất buồn khi không được quan tâm đầy đủ. Vì bố đã dành nửa thời gian cho việc tán gẫu trên mạng. Hễ gọi bố là bố luôn miệng kêu đợi tí, rồi lại tán gẫu tiếp. Thật là buồn”...
Đoạn phim này sau khi được giới thiệu trên YouTube đã nhận được sự quan tâm và chia sẻ từ cư dân mạng, đặc biệt ở các diễn đàn dành cho những người làm cha làm mẹ như: webtretho.com, lamchame.com, yeutretho.vn, kenhtretho.vn...
Không ít thành viên đã cảm thấy giật mình khi bắt gặp hình ảnh của bản thân trong những người bố, người mẹ mà những đứa trẻ vừa nhắc đến. “Thật đáng trách, mình đã từng như thế. Luôn ham vui với bạn bè trên mạng mà chẳng thèm để ý đến con”, thành viên letan_thanh82 thú thật trên diễn đàn yeutretho.vn.
Còn trên diễn đàn lamchame.com, thành viên thikhuetran ngậm ngùi: “Mải mê làm việc riêng hay tám chuyện với mọi người trên Facebook, mà chẳng nghĩ đến cảm giác của con”.
Rất nhiều bình luận tương tự, và họ đều cảm thấy có lỗi với con sau khi xem đoạn phim này. Nhiều thành viên “tag” (đánh dấu) vợ, chồng vào cùng xem rồi thốt lên, hóa ra bấy lâu nay đã để con cô độc ngay trong chính ngôi nhà của mình.
Nhiều hệ lụy
Theo chuyên gia tâm lý Trương Thị Thúy Hằng, Trung tâm tư vấn tâm lý Việt Sơn, đoạn phim này không chỉ khiến những người làm cha mẹ cảm thấy bứt rứt khi thờ ơ với con cái, mà còn giúp mọi người suy ngẫm, nhìn lại mình trong việc nuôi dạy con.
“Bố mẹ thường dạy con, khuyên con và thậm chí cấm con sử dụng thiết bị điện tử để chơi game, hạn chế lên mạng... Thế nhưng chính họ lại làm điều ngược lại. Liệu rằng khi bản thân chưa gương mẫu thì con có nghe lời hay không? Điều này có thể sẽ dẫn đến việc con cãi lại bố mẹ, không nghe lời bố mẹ, và việc dạy con sẽ khó khăn hơn rất nhiều”, bà Hằng nói.
Cũng theo chuyên gia tâm lý này, việc lơ là và ít dành thời gian cho con cái có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác như: khoảng cách của bố mẹ và con cái ngày càng cách xa, có cảm giác bị bỏ rơi dẫn đến ít nói, trầm cảm, tự kỷ...
Thực tế đã có trường hợp như thế xảy ra. Thành viên điệp_hoàng chia sẻ trên webtretho.com: “Con vốn có tính vui vẻ, hoạt bát. Nhưng một thời gian thay đổi hoàn toàn. Đi học về chỉ lầm lì không nói. Vào phòng đóng chặt cửa. Ăn cơm cũng chẳng muốn mời bố mẹ. Tính cách cáu gắt hơn hẳn. Đến khi dẫn đến bác sĩ tâm lý mới biết là... do mình”.
Một bài học kinh nghiệm khác cũng được chia sẻ tại diễn đàn này. Thành viên hoang_huong kể: “Con mình luôn đòi về nhà ngoại, nhà nội vào những ngày nghỉ. Dỗ dành bảo ở nhà là lắc đầu không chịu. Khi hỏi lý do, con òa khóc vì ở nhà có ai chơi với con đâu, có được nói chuyện với bố mẹ đâu. Lúc đó mình đã khóc và ôm chặt con, rồi hứa bố mẹ sẽ không như thế nữa, sẽ biết cách yêu thương và quan tâm con nhiều hơn”.
Bình luận
“Đúng là bây giờ có nhiều người bố người mẹ yêu thương điện thoại, yêu thương mạng xã hội hơn con
cái của mình”.
(Dương Thùy Dương/Facebook)
“Trẻ con luôn muốn được ba mẹ quan tâm, cưng chiều. Vì thế đừng xao nhãng trong việc gần gũi con cái. Điều này sẽ vô tình khiến
trẻ con buồn tủi, tệ hại hơn là mắc những bệnh về tâm lý”.
 (Hiếu Nghĩa/Facebook)
“Không ít người trong những người cha, người mẹ đã từng mắc sai lầm tai hại này. Bạn bè chat trên Facebook thì vội trả lời liền, bình luận liền. Còn đến khi con gọi, con hỏi thì tỏ vẻ khó chịu, thậm chí la mắng. Phải sửa sai thôi các bạn”.
(Lê Phú/nguyenhuuhuan.info)
“Thấy có lỗi với con quá. Bấy lâu nay mình đã vô tâm quá chừng.
Sẽ không như thế nữa”.
(trantrongtri/yeutretho.vn)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.