Trước thực tế bạo lực giữa các cặp đôi trong giới trẻ trở thành đề tài nóng trong thời gian gần đây, Y.Change đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng giới và chống bạo lực trong thanh niên VN.
Ngoài lầm tưởng sử dụng bao ni-lông có thể thay cho bao cao su, các bạn trẻ còn cho rằng chỉ cần hòa nước muối, pha nước chanh hay chuẩn bị sẵn dấm… để rửa trùng vùng kín sau khi quan hệ là có thể ngừa thai.
Trưởng nhóm Nguyễn Thị Phương Thanh chia sẻ: “Ở VN mọi người thường chỉ nói đến bạo lực gia đình, còn bạo lực hẹn hò chưa bao giờ được nhắc tới và chưa có một nghiên cứu chính thức về vấn đề này. Trước đây, cũng có nghiên cứu tập trung vào hình thức bạo lực thể xác và bạo lực tình dục, còn những bạo lực khác không liên quan đến thân thể vẫn chưa được ghi nhận và được nghiên cứu đầy đủ. Muốn chấm dứt bạo lực gia đình, chúng ta phải giải quyết từ gốc, nghĩa là phải chấm dứt được bạo lực hẹn hò. Mục tiêu của nghiên cứu là kêu gọi giới trẻ thay đổi nhận thức, hành vi xấu”.
Năm 2015, nhóm đã thực hiện một nghiên cứu qua mạng về bạo lực cặp đôi. Đối tượng tham gia là 569 bạn nữ ở lứa tuổi từ 18 - 30. Kết quả, gần 59% người được hỏi cho biết đã từng chịu bạo hành về mặt tinh thần, 23% từng bị quấy rối và bạo hành qua mạng, 24% từng là nạn nhân của quấy rối và đeo bám sau khi chia tay. Hậu quả là 21% trong số người được hỏi từng bị tổn thương về thân thể hoặc tinh thần, thậm chí hơn 6% trong số đó đã từng muốn tự tử. Đặc biệt, phụ nữ có xu hướng chịu bạo lực thể xác nhiều hơn.
|
Lê Thị Yến, thành viên của nhóm, cho biết: “Tiếp nối vấn đề đã nghiên cứu, năm nay chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về bạo lực hẹn hò. Bạo lực giữa các cặp đôi đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Các bạn trẻ cần phải trang bị những kỹ năng để bình tĩnh xử lý tình huống, giải quyết khúc mắc và tôn trọng lẫn nhau trong tình yêu”.
Qua nghiên cứu, Y.Change đã chỉ ra 6 loại bạo lực hẹn hò gồm: bạo lực thể xác, bạo lực kinh tế, bạo lực tinh thần, bạo lực qua công nghệ thông tin, bạo lực tình dục, đeo bám sau khi chia tay.
Mỗi khi V. đến phòng trò thăm Y. anh chàng đều nói chuyện với Tr. -cô bạn cùng phòng với người yêu. Đùng một ngày, V. và Y. chia tay, mọi người choáng khi phát hiện người yêu mới của V. chính là Tr. - bạn cùng phòng Y.
Trong bạo lực thể xác, những hành vi bạo lực gây thương tích nặng như: bóp cổ, dùng vũ khí... do nam giới gây ra nhiều hơn cho bạn tình. Với các dạng bạo lực gây thương tích nhẹ như cấu, tát, cắn, ném đồ, các bạn nữ gây ra cao gần gấp 2 lần… Đáng chú ý là nam và nữ đều bị bạo lực tinh thần ngang nhau, với các hành vi: kiểm soát, bắt báo cáo, ghen tuông; tỏ ra coi thường, xúc phạm người yêu, gia đình người yêu; cố tình làm người yêu xấu hổ vì bản thân… Mặc dù e ngại không muốn chia sẻ về hình thức bạo lực tình dục, nhưng đã 5 người cho biết đã bị quay phim, chụp ảnh trộm, 7 người bị cưỡng ép tham gia vào các loại hình tình dục không mong muốn.
Để thay đổi nhận thức trong giới trẻ, cách chuyển tải thông điệp “Yêu không đau” của Y.Change cũng rất đặc biệt, là thay vì tổ chức các buổi tuyên truyền, công bố số liệu khảo sát, thì vấn đề nóng của giới trẻ được đưa lên sân khấu kịch tương tác. Mỗi vở kịch là một tình huống, góc nhìn về bạo lực xảy ra trong thực tế. Các thành viên của nhóm sẽ diễn những tình huống, khán giả có thể tương tác cùng các nhân vật trong vở kịch tìm cách tháo gỡ nút thắt vấn đề, phòng tránh bạo lực thông qua lý lẽ.
Trong cuộc khảo sát nhỏ với 20 sinh viên thì 16 bạn được hỏi cho biết đã có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng bao cao su vì... xấu hổ khi đi mua; tuy nhiên, họ không ngại đi mua thuốc tránh thai sau khi quan hệ.
Phương Thanh cho biết nhóm có 4 thành viên chính đều là các bạn trẻ mới tốt nghiệp ra trường và hơn 20 tình nguyện viên là sinh viên. Do khó khăn về nguồn lực và kinh phí nên hiện dự án mới triển khai ở Hà Nội.
“Chúng tôi luôn tâm niệm, sự thay đổi đến từ giá trị nội tại. Mỗi sự thay đổi dù nhỏ hay lớn, từ cá nhân hay tổ chức đều là bước chuyển động có thật. Nhóm Y.Change mong muốn sẽ lan tỏa những giá trị tự do bình đẳng và đa dạng qua những hoạt động như chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến giới, viết báo cáo, tham gia vận động chính sách…”, Lê Thị Yến bộc bạch.
Thành lập đầu năm 2014 từ một dự án do Fund for Gender equality của UN Women (Cơ quan Phụ nữ Liên Hiệp Quốc) và do IWRAW Asia Pacific (Tổ chức Hành động vì quyền của phụ nữ châu Á - Thái Bình Dương) hỗ trợ, Y.Change triển khai dự án nhằm tăng cường tiếng nói của nữ thanh niên về bình đẳng giới trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
|
Bình luận (0)