|
Trò chuyện với Mai Thu Huyền, chúng tôi không khỏi ấn tượng với cách người mẹ bận rộn này khơi dậy tình yêu tết trong lòng con mình.
Tết bánh chưng xanh
Trong cuộc trò chuyện xung quanh vấn đề liệu việc mẹ đón tết “gọn nhẹ” quá có làm mất đi niềm vui tết của trẻ, Mai Thu Huyền như truyền cả tình yêu tết nồng đượm cho chúng tôi - những người lớn đang thở dài ngao ngán vì những bận rộn, tất bật khi tết về.
Chị chia sẻ rằng tiết trời se lạnh của Sài Gòn trong những ngày giáp tết khiến chị nhớ tết Hà Nội, nhất là sự rộn ràng chuẩn bị tết của cả ngõ nhà chị khi chị mới chỉ là một cô bé con. Tết về là các nhà trong khu tập thể lại í ới rủ nhau cùng nấu chung một nồi bánh chưng. Mỗi gia đình sẽ làm dấu riêng cho chiếc bánh của nhà mình qua cách ràng bánh hay kích cỡ bánh. Lúc cả ngõ cùng thức trông nồi bánh cũng là những đêm vui nhất trong năm của bọn trẻ.
Cô bé Mai Thu Huyền cùng các bạn hàng xóm tung tăng nghịch ngợm, chơi hết trò này đến trò khác đến tận nửa đêm rồi lại ngồi gọn trong lòng bố mẹ, mắt ríu lại bên những câu chuyện vui buồn của cả một năm người lớn kể nhau nghe bên bếp lửa hồng giữa trời giá rét.
Vì thế, tết của tuổi thơ chị là mùi thơm của đỗ, của nếp, là màu xanh của lá dong, là tiếng tí tách của những thanh củi cháy, là hơi ấm lan tỏa từ bếp lửa hồng rực. Đấy là tết của bánh chưng xanh, tết của tình làng nghĩa xóm, tết của yêu thương mà bà và mẹ gửi gắm qua chiếc bánh chưng bé xíu gói riêng cho chị.
Luôn “chấp hành” nghiêm chỉnh phong tục tết
Mặc dù có rất nhiều lý do khác nhau đang dần dần kéo chúng ta xa rời những giá trị, phong tục truyền thống ngày tết nhưng Mai Thu Huyền có quan điểm rất rõ ràng rằng tâm hồn trong trẻo, ngây thơ của con đang cần được vun đắp từng ngày, nếu con không được tự tay trải nghiệm những giá trị tết sẽ là thiệt thòi không nhỏ. Thật vậy, thông qua việc chuẩn bị mâm ngũ quả, bài học về sự tôn kính gia tiên sẽ không còn khó hiểu với con. Tự tay thả cá chép về trời, con sẽ ý thức sống tốt, hướng thiện vì ông Táo sẽ báo cáo hết với Ngọc Hoàng. Những bài học dung dị ấy sẽ theo con cho đến khi con khôn lớn. Vì thế, người mẹ trong chị luôn nhắc nhở chị hãy dành cho con những ngày tết vui và ý nghĩa hệt như chị đã có được lúc còn bé để con không chỉ có ký ức đáng nhớ về tết mà cả những bài học đầu đời sâu sắc về truyền thống dân tộc và đạo lý làm người.
Năm nay, chị đã hứa với con sẽ tổ chức “sự kiện” gói bánh chưng cho cả gia đình. “Hai cô nhóc cậu nhóc nhà mình mà phụ mẹ việc gì thì mình đều phải dọn dẹp bãi chiến trường và bọn trẻ cũng lấm lem hết cả người. Nhưng mình không ngại việc các cháu lấm bẩn vì muốn bọn trẻ hiểu rõ những phong tục tết để thêm yêu, thêm hào hứng với ngày tết cổ truyền của dân tộc”.
Cho con yêu thêm giá trị tết Những bài học “người thật - việc thật” sẽ giúp trẻ thấm nhuần những lời giảng dạy, những điều hay một cách tự nhiên, hiệu quả nhất. Chính vì thế, người mẹ không nên bỏ qua những bài học hay mà người xưa lồng ghép trong mỗi phong tục tết để giúp trẻ thêm yêu giá trị tết, thấm sâu những tinh hoa cổ truyền của dân tộc. Xuân Giáp Ngọ này, mẹ đã sẵn sàng cùng Omo cho con yêu thêm giá trị tết, lấm bẩn lại càng hay? |
Ngọc Hạnh
>> Yêu thêm giá trị tết - Trương Ngọc Ánh: Có nhiều cách cho con niềm vui tết
>> Yêu thêm giá trị tết: Năm nay, mẹ có bận rộn như tết xưa ?
>> Yêu thêm giá trị tết: Cho trẻ trải nghiệm tết
Bình luận (0)