• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Điều chỉnh cảm xúc trong tình yêu

05/07/2016 03:28 GMT+7

Bạn có sợ bị hắt hủi không? Tại sao điều này lại làm tổn thương mối quan hệ của cả hai? Thật vậy, việc lo lắng rằng anh ấy muốn rời bỏ mình chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn.

Bài: Hà Phạm

 

Khi đang chìm đắm trong tình yêu ngọt ngào, hầu hết chúng ta chỉ muốn tận hưởng những giây phút đó mà không hề lo lắng đến việc chẳng may mối quan hệ sẽ kết thúc. Tuy nhiên, mọi chuyện đều không dễ dàng với tất cả mọi người. Bạn có nghĩ một ngày nào đó anh ấy sẽ rời xa bạn không? Bạn có lo lắng nếu con người thật của mình bị bại lộ, anh ấy sẽ trở nên chán ghét bạn và mọi thứ sẽ chấm dứt ngay lập tức?

 

couple-cover-image-holding-hands

 

Khi những mối quan tâm xoáy trong đầu bạn, chúng có thể dễ dàng chế ngự những suy nghĩ và cảm xúc tích cực về anh ấy, đúng không? Trường hợp nào là cực kỳ nhạy cảm và cần loại bỏ ngay lần gặp mặt đầu tiên? Tại sao có một số người không ngừng cảnh giác với các dấu hiệu không hài lòng từ đối tác của họ? Một khả năng là những người này rất nhạy cảm. Họ cảm thấy  không an tâm về bản thân, và rằng họ luôn cần phải khẳng định sự tích cực, đặc biệt là từ các đối tác của họ. Họ cần phải được củng cố bởi đối tác, người sẽ lấp đầy các thiếu sót về mặt tinh  thần của họ.


Điều chỉnh cảm xúc

Thật không may, sự nhạy cảm này thường không được chấp nhận, cộng với một ý thức yếu kém về bản thân có thể phản tác dụng hoàn toàn, góp phần làm suy yếu mối quan hệ của cả hai. Sự sợ hãi của một cá nhân không chỉ gây ra căng thẳng quá mức cho người yêu, mà còn làm cho đối phương luôn cảm thấy rằng mối quan hệ không được tốt đẹp như nó vốn có. Thật khó để thực hiện đầy đủ mọi hy vọng và mơ ước khi yêu, nhưng điều này càng trở nên khó khăn hơn khi bạn luôn luôn đặt câu hỏi và tự hỏi về sự ổn định của mối quan hệ ở hiện tại và tương lai. Sự thiếu an toàn này có thể gia tăng nỗi sợ hãi bị từ chối và làm giảm cảm giác hài lòng khi yêu. 

Theo tiến sĩ tâm lý học Jerika Norona và Deborah Welsh, Đại học Tennessee (2016), sự đấu tranh cá nhân là đặc biệt rõ ràng giữa các thanh thiếu niên đang trong quá trình xác định ý thức bản thân. Ở độ tuổi này, mọi người có xu hướng tìm hiểu mình là ai, và tại cùng một thời  điểm, họ cố gắng tìm ra những gì mình muốn từ một mối quan hệ. Những người trẻ có thể tìm kiếm sự xác nhận nhiều hơn từ đối tác của họ và họ cảm thấy an toàn hơn khi ở cạnh bên ai.  

Để kiểm tra giả thuyết rằng cảm giác yếu ớt của  bản thân kết hợp với nỗi sợ bị từ chối có thể dẫn đến kết quả tiêu cực, Norona và Welsh lấy mẫu 217 sinh viên đại học đã từng yêu ít nhất 3 tuần trước đó. Các nhà nghiên cứu xác định cảm giác yếu ớt của bản thân như thiếu sự tự phân hóa, hoặc khả năng để đạt được sự cân bằng lành mạnh giữa phụ thuộc và độc lập đối với người yêu. Người có sự tự phân hóa thấp cho thấy bốn đặc điểm sau: không có khả năng điều chỉnh cảm xúc khi đối mặt với những cảm xúc của người khác (hay còn gọi là lây lan tình cảm); cắt đứt tình cảm của mình dành cho đối phương để giữ tính độc lập của bản thân; có khả năng kết dính các giá trị bản thân khi bị thách thức; và hợp nhất với những người khác, trong đó không ngừng tìm kiếm sự chấp thuận của người khác. Mặc dù những khó khăn này đặc biệt rõ rệt khi còn trẻ, nhưng một bản sắc yếu ớt có thể ở lại với một cá nhân trong suốt cuộc đời. Có lẽ, khi nhìn vào 4 tính năng tự phân hóa thấp, bạn phát hiện một số xu hướng của bản thân. Có lẽ bạn đã từng như thế này, và chưa bao giờ có thể sống độc lập, hoặc đã không ngừng cố gắng để được như bạn bè hay người yêu của mình. Ngoài ra, bạn có thể đẩy người yêu ra xa để tránh bị ảnh hưởng bởi người ấy.

 

Nhạy cảm từ chối

Nhạy cảm từ chối là yếu tố dự báo thứ hai về sự hài lòng cho một mối quan hệ trong nghiên cứu của Tennessee, trong đó tập trung hoàn toàn vào việc bạn sợ bị cô lập bởi người yêu. Các nhà nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi để yêu cầu người tham gia đánh giá mối quan tâm hay lo lắng của họ về đối tác của mình. Dưới đây là ví dụ về một số câu hỏi đánh giá này: 

Bạn hỏi bạn trai / bạn gái của mình xem anh ấy / cô ấy có thực sự yêu bạn không? Bạn quan tâm như thế nào nếu bạn trai / bạn gái mình đồng ý chia tay? 1 = rất hờ hững, 6 = rất quan tâm. Tôi mong rằng anh ấy / cô ấy sẽ có câu trả lời chân thành: 1 = rất khó, 6 = rất có khả năng. Norona và Welsh tiến hành đo mức độ hài lòng của cá nhân đối với một mối quan hệ bằng những lập luận như “tình yêu của bạn có đủ mạnh mẽ không?” và “tình yêu có làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc?”.

Lưu ý rằng các nhà  nghiên cứu đã không hỏi người yêu của những người tham gia nghiên cứu, nhằm tạo ra những góc độ thú vị để theo đuổi. Vì đây là một nghiên cứu tương quan, nên  không thể biết chắc chắn liệu sự thỏa mãn một mối quan hệ nghèo nàn của bản thân có góp phần hạ thấp sự tự phân hóa và nâng cao sự nhạy cảm từ chối hay không? Tuy nhiên, thử nghiệm về các mô hình thống kê được thực hiện bởi nhóm tác giả nghiên cứu đã cố gắng thiết  lập đường đi của quan hệ nhân quả. Thử nghiệm này cho thấy rằng đúng như dự đoán, sự tự phân hóa thấp đóng góp đáng kể vào sự nhạy cảm từ chối, và do đó báo trước sự hài lòng của mối quan hệ cũng sẽ thấp theo. Trong 4 thành phần của sự tự phân hóa, cắt đứt tình cảm đó đã được chứng minh là quan trọng nhất trong việc dự đoán sự hài lòng. Ngăn ngừa tổn thương bằng cách “xa rời” người yêu có vẻ là một chiến lược “nghèo nàn” để đảm bảo một mối quan hệ thành công.

 

couple-on-beach

 

Như đã trình bày bởi các tác giả: Mặc dù cá nhân bạn đang cố gắng để giảm khả năng bị từ chối, khoảng cách cũng làm giảm khả năng thỏa mãn, chấp nhận, và thể hiện cử chỉ thân mật. Nói cách khác, khi cố gắng đẩy người yêu ra xa, giống như thế bạn đang cắt lìa “chiếc mũi” ra khỏi khuôn mặt vậy. Các tác giả đã cẩn thận chỉ ra rằng nghiên cứu tiến hành trên các cá nhân độc lập, và phát hiện của họ có thể không áp dụng cho những người trưởng thành đã có mối quan hệ bền chặt với một người khác phái. Tuy nhiên, nghiên cứu sẽ giúp chúng ta biết được mọi người thực hiện sự năng động trong mối quan hệ của họ để khởi đầu cho tương lai.

Những “sự năng động lâu dài” đồng nghĩa rằng những bất an của bạn có thể tiếp tục trong suốt quá trình yêu ở những năm tháng trưởng thành. Biết mình là ai, những gì mình muốn trong cuộc sống và các mối quan hệ của mình là một quá trình xây dựng liên tục. Nếu cảm thấy không an toàn và cố gắng đẩy người yêu ra xa, đó có thể là khoảng thời gian mở cho cả hai, thậm chí cho dù có lo sợ sẽ bị từ chối. Norona và Welsh cho thấy nỗi sợ hãi và bất an của riêng bạn vô tình có thể làm cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu thực sự quan tâm đến bạn, anh ấy có thể làm bạn ngạc nhiên bằng việc chấp nhận và dang rộng vòng tay để yêu thương bạn.

 

 

Top
Top