Liệu sự “lấn sân” này của YouTube có làm Twitch, vốn đang sở hữu dịch vụ stream về game hàng đầu thế giới, phải lung lay? Hãy cùng Thanh Niên Game tìm hiểu xem.
Đối với người chơi Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2 hay Hearthstone thì Twitch là một cái tên rất đỗi quen thuộc. Ngoài những game nổi tiếng trên, Twitch còn nổi tiếng với chức năng live stream (truyền hình trực tuyến trực tiếp) quy tụ hàng triệu lượt xem, nhất là mỗi khi có giải đấu eSports lớn hay đơn giản là những game mang tính giải trí đơn thuần.
Twitch đã không còn xa lạ gì với giới eSports (Ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, hiện tại Twitch đang gặp tình trạng quá tải với lượng người sử dụng ngày một gia tăng đến mức chóng mặt. Một số trang game khác cũng bắt đầu cạnh tranh với Twitch như Gaming Live TV, Live Stream TV... nhưng dường như Twitch vẫn là người dẫn đầu với vị trí top 4 những công ty có lượng băng thông lớn nhất Mỹ và thực sự nở rộ khi về Việt Nam.
Sự nổi tiếng của Twitch đã làm nhiều ông lớn chú ý và 3 trong số đó là Google, YouTube và Amazon đã có ý định mua lại Twitch. Nhưng cuối cùng Amazon và Twitch đã đồng ý đàm phán với mức giá khoảng 1 tỷ USD. Điều nay chứng tỏ Twitch là một trang web tiềm năng kiếm bộn tiền với sức thu hút khổng lồ.
Đứng trước cơn sốt gaming live stream này, YouTube đã không thể không "cầm lòng" khi tiếp tục lấn sân mở một trang web riêng chỉ chuyên về game và có chức năng như Twitch. Nhưng liệu YouTube có thực sự thành công khi bước chân vào một lĩnh vực như vậy không, chúng ta hãy làm một phép so sánh đơn giản giữa Twitch và YouTube về chức năng live stream:
- Xét về độ nổi tiếng thì chắc chắn YouTube sẽ hơn hẳn cả Twitch vì tính lâu đời cũng như sự ưa chuộng của mọi người trên thế giới. Trong khi đó, Twitch chỉ mới thành lập cách đây không lâu (6.2011). Do vậy, khi mở một trang web game riêng chuyên về game, YouTube đã có sẵn một lượng fan nhất định cho mình mà không lo bị “đói”.
YouTube Gaming sẽ ra mắt vào mùa hè năm nay (Ảnh: YouTube - Global.blogspot)
- Xét về băng thông, lưu lượng đường truyền thì YouTube đủ tự tin để kiểm soát, tránh tình trạng quá tải, giựt, lag khi xem live stream làm “mất vui” game thủ. Một vấn đề được coi là…muôn thuở.
Pewdiepie thực sự làm nên tên tuổi của mình qua trang YouTube (Ảnh: Kotaku)
Chỉ riêng về 2 tiêu chí này thôi cũng đủ thấy rằng YouTube “chưa đánh đã thắng” trên mặt trận trực tuyến này rồi. Chưa kể trước đây YouTube đã có ý định thâu tóm Twitch thì bây giờ việc cạnh tranh sẽ ngày một gay gắt hơn và sớm muộn gì Twitch cũng bị Youtube áp đảo giống như Facebook từng “chiếm nhà” của Yahoo! Blog 360 vậy.
Bình luận (0)