Hiện tại, ngoài khả năng nhắn tin và gọi điện theo nền tảng OTT, ứng dụng Zalo còn có thể sử dụng vào mục đích mua sắm, tra cứu xe bus phục vụ đi lại, tra cứu thông tin thời tiết, mua vé máy bay, tra cứu vệ sinh an toàn thực phẩm các cửa hàng ăn uống, cập nhật thông tin y tế, đặt lịch khám, thanh toán hóa đơn điện nước…
Theo chia sẻ của nhóm phát triển ứng dụng Zalo, thì sau cột mốc này mục tiêu quan trọng của Zalo vẫn là tối ưu hóa sản phẩm để phục vụ nhu cầu liên lạc của người dùng Việt cũng như tiếp tục mang đến những tiện ích hữu dụng hơn cho cuộc sống hằng ngày.
Ở khía cảnh sản phẩm, ngoài việc đảm bảo kết nối nhanh, ổn định, thời gian gần đây, Zalo cũng gây chú ý bởi những cải tiến nổi bật ở các tính năng có liên quan đến camera như cải thiện việc chia sẻ hình ảnh tốc độ cao, ra mắt tính năng video hiển thị trong 24 giờ, tin nhắn ảnh tự hủy, chụp ảnh, quay video clip đính kèm hiệu ứng, phát trực tiếp video trong nhóm…
Được biết, Zalo chính thức ra mắt vào tháng 12.2012, có 1 triệu người dùng đầu tiên vào tháng 3.2013. Sản phẩm này tiếp tục nhận được sự ủng hộ ổn định của người dùng Việt và đạt mốc 100 triệu người dùng sau 5 năm 5 tháng. Mỗi ngày ứng dụng đang giúp người dùng chuyển đi khoảng 900 triệu tin nhắn, 50 triệu phút gọi, 45 triệu hình ảnh.
Ngoài lãnh thổ Việt Nam, Zalo hiện là công cụ giao tiếp của cộng đồng người Việt khắp thế giới. Vào tháng 6.2016, Zalo bắt đầu phát hành phiên bản địa phương đầu tiên ở thị trường Myanmar và thu hút 2 triệu người dùng chỉ sau 4 tháng. Zalo đang là một trong các ứng dụng giao tiếp phổ biến ở quốc gia này.
Bình luận (0)