Dạy học trực tuyến mùa Covid-19, giảng viên dạy ở nhà hay đến trường mới hiệu quả?

Hà Ánh
Hà Ánh
05/04/2020 20:09 GMT+7

Trong thời gian nghỉ học kéo dài tránh dịch bệnh Covid-19, các trường đại học đã chuyển sang dạy học trực tuyến . Vậy, giảng viên cần thiết lên trường hay có thể thực hiện bài giảng tại nhà?

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều trường đại học đã triển khai dạy học trực tuyến với các phần lý thuyết. Hầu hết các trường không quy định giảng viên phải lên trường mà có thể ở nhà thực hiện bài giảng trên hệ thống trực tuyến theo khung giờ quy định của trường. Ngược lại, một số ít trường chuẩn bị phòng studio và yêu cầu giảng viên đến trường làm việc nhằm tăng chất lượng bài giảng.
Việc có trường yêu cầu giảng viên đến trường thực hiện bài giảng trực tuyến trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện tại đã có những ý kiến trái chiều.

Giảng viên nói gì?

Trước những quy định khác nhau của các trường, giảng viên trực tiếp tham gia dạy trực tuyển cũng có quan điểm khác nhau.
Thạc sĩ Bùi Thu Anh, giảng viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nói: "Làm việc tại nhà thì không có đủ thiết bị như đến trung tâm dạy học số của trường. Mình không có webcam chất lượng tốt, mình cũng không có bảng điện tử có thể viết trực tiếp lên bảng và lưu lại thành file mềm ngay". Do vậy, giảng viên này cho biết mới làm việc ở nhà 1 tuần nay do sợ nhiễm bệnh, mấy tuần trước vẫn lên trung tâm dạy học số 3 buổi/ tuần để quay video.
Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Thuỷ Đoan Trang, giảng viên ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Nha Trang, cho rằng hình thức dạy trực tuyến thì giảng viên không cần thiết lên trường, đặc biệt là mùa dịch.
Thạc sĩ Trang cho biết, hiện Trường ĐH Nha Trang không quy định giảng viên phải lên trường do dịch bệnh nhưng nếu muốn có thể lên trường để sử dụng phòng thu tại đây. Giảng viên tương tác với sinh viên qua hệ thống zoom đồng thời  với hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS có sẵn. Qua đó, trường có thể quản lý được mức độ làm việc của từng giảng viên, sự tham gia tương tác của sinh viên. Trường biết được giảng viên nào đang dạy, bao nhiêu sinh viên đang học.
Theo cô Đoan Trang, thay vì lên trường thì giảng viên ở nhà dạy và sinh viên cũng học tập tại nhà hoặc bất kỳ đâu khi có phương tiện cần thiết. Cô Trang cũng cho biết sau một tuần triển khai dạy học trực tuyến, các lớp học đều thu hút 80-90% sinh viên tham gia.
Đồng quan điểm, theo thạc sĩ Lưu Minh Sang, giảng viên Trường ĐH Kinh tế-luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), một trong những ưu điểm của dạy học trực tuyến là tính linh động và vượt qua khỏi vấn đề vị trí địa lý giữa người dạy và người học. Vì vậy, việc đặt ra vấn đề nên dạy học trực tuyến tại trường hay tại nhà vốn là điều không cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh đang thực hiện nghiêm chỉ thị về cách ly xã hội.

Sinh viên một trường đại học tại TP.HCM học trực tuyến tại nhà

Đăng Nguyên

Hiện tại, theo thạc sĩ Sang, đa phần các trường đều đã xây dựng hệ thống E-learning. Thông qua hệ thống này, việc kiểm soát chất lượng không còn khó khăn nữa. Vậy nên, có thể tận dụng công tác đảm bảo chất lượng từ xa thông qua việc ghi nhận của hệ thống và phản hồi của người học.
Ông Nguyễn Minh Trí, Giảng viên khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cũng cho biết trường không yêu cầu giảng viên phải lên trường dạy trực tuyến do tình hình dịch bệnh. "Giảng viên chủ động xếp giờ với sinh viên và thực hiện giảng dạy tại nhà. Đây là chủ trương tích cực trong thời điểm này nhằm hạn chế sự tụ tập nơi công sở", giảng viên này chia sẻ. 
Theo ông Trí, hiện trường đang sử dụng hệ thống giảng dạy trực tuyến kết hợp với LMS và Google Meet. Hệ thống này cho phép giảng viên đăng tải bài giảng, tài liệu và giáo trình cho sinh viên tự nghiên cứu. Đồng thời tích hợp diễn đàn trao đổi, đặt câu hỏi tăng cường mức độ tương tác giữa người dạy học. Ngoài ra, mỗi tuần sẽ có một buổi giảng viên gặp sinh viên trên nền tảng Google Meet để trao đổi trực tiếp những vẫn đề liên quan đến môn học. 

Yếu tố nào quyết định chất lượng bài giảng trực tuyến?

Theo thạc sĩ Lưu Minh Sang, các yếu tố quyết định đến chất lượng giảng dạy trực tuyến bao gồm: Cấu trúc và cách thiết kế "kịch bản" đối với bài giảng; Phương thức tương tác; Khả năng tự học của người học; Sự ổn định của hạ tầng công nghệ; Cách thức kiểm soát chất lượng của nhà trường.
"Để một giờ giảng dạy trực tuyến có hiệu quả, việc thiết kế nội dung bài giảng phải có nhiều sự thay đổi, đồng thời là cách kết hợp đa dạng và hợp lý các phương pháp giảng dạy như: trình chiếu văn bản, đồ họa, video, trò chơi học thuật trực tuyến, trắc nghiệm khách quan, bài tập ngắn, động não…", giảng viên này phân tích.
Cũng theo thạc sĩ Sang, bài giảng cần được triển khai theo một kịch bản được chuẩn bị chu đáo với việc kết hợp hoạt động vui chơi với phương pháp giáo dục để cuốn người học vào dòng thời gian của khóa học. Đồng thời cũng tăng tính tương tác giữa các thành viên trong lớp.
"Vậy nên, tôi cho rằng việc giảng dạy tại đâu không phải là yếu tố quyết định đến chất lượng giảng dạy trực tuyến, có chăng chỉ là một yếu tố phụ trong những hoàn cảnh đặc thù xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng giảng viên", thạc sĩ Sang bày tỏ.
Để có một bài giảng  họct rực tuyến chất lượng,  thạc sĩ Bùi Thu Anh, bày tỏ: "Chất lượng dạy học không phụ thuộc hoàn toàn vào thiết bị, sinh viên của mình vẫn thông cảm cho việc hình ảnh mờ. Sinh viên cần nhiều tài liệu, cần giảng viên giải thích và tư vấn cách học".
Thạc sĩ Nguyễn Thuỷ Đoan Trang, dạy học trực tuyến  không chỉ dành cho mùa dịch Covid-19 mà có thể là xu hướng học tập tương lai. Không cần đến lớp nhưng mọi hoạt động dạy và học vẫn diễn ra bình thư
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.