Tuy nhiên đối sánh các môn khác, điểm cao không tập trung vùng thuận lợi mà có cả địa phương khó khăn. Các môn khoa học tự nhiên (KHTN), không có TP nào trong 5 TP trực thuộc T.Ư lọt vào top 10. Các môn khoa học xã hội (KHXH), chỉ có môn lịch sử, TP.HCM lọt vào top 10; còn môn địa lý và giáo dục công dân (GDCD), các TP không thuộc top 10. Kết quả này, phải chăng các TP lớn điều kiện dạy và học các môn thuộc KHTN và KHXH không bằng các tỉnh, hay là học sinh (HS) TP đầu tư nhiều hơn cho môn toán và ngoại ngữ?
Một giáo viên dạy toán ở TP.HCM cho biết HS ở các TP có tỷ lệ đăng ký dự tuyển ĐH theo khối có 2 môn toán và ngoại ngữ chiếm đa số, bên cạnh đó một bộ phận HS có nguyện vọng học trường ĐH quốc tế trong nước hoặc du học nước ngoài nên các em đầu tư nhiều cho ngoại ngữ và toán.
Địa phương nào có điểm toán, văn, ngoại ngữ cao nhất ?
Toán, ngữ văn và ngoại ngữ là 3 môn thi bắt buộc đối với thí sinh dự thi tốt nghiệp, vì vậy đối sánh chung 3 môn này sẽ cho biết chất lượng dạy học 3 môn công cụ quan trọng. Chúng tôi tính bình quân điểm thi, điểm học bạ của 3 môn theo từng địa phương, sắp xếp từ cao đến thấp theo bình quân điểm thi và xếp thứ hạng từ 1 đến 63. Đồng thời, tính chênh lệch giữa bình quân điểm học bạ và bình quân điểm thi 3 môn để biết được chênh lệch nhóm 3 môn.
Kết quả có 10 địa phương điểm bình quân toán, văn, ngoại ngữ cao nhất là: Bình Dương (điểm bình quân 7,013; thứ hạng 1), TP.HCM (6,955; 2), Nam Định (6,887; 3), Bà Rịa-Vũng Tàu (6,774; 4), Ninh Bình (6,745; 5), An Giang (6,729; 6), Hà Nội (6,728; 7), Hà Nam (6,707; 8), Tiền Giang (6,644; 9), Vĩnh Phúc (6,441, 10). Cả 10 địa phương đều có điểm lệch dưới 1,0 điểm, trong đó có Bình Dương điểm thi cao hơn điểm học bạ.
10 địa phương có bình quân điểm thi thấp là: Hà Giang (điểm bình quân 5,636; xếp hạng 54), Bắc Kạn (5,628; 55), Lạng Sơn (5,565; 56), Lai Châu (5,550; 57), Đắk Nông (5,483; 58), Điện Biên (5,482; 59), Sơn La (5,264; 60), Cao Bằng (5,197; 61), Hòa Bình (5,185; 62), Hà Giang (4,799; 63).
10 địa phương có khoảng chênh lệch giữa học bạ và điểm thi rất hẹp như: Bình Dương (điểm lệch -0,073), Lâm Đồng (0,246), Ninh Bình (0,329), Bạc Liêu (0,363), TP.HCM (0,366), Vĩnh Phúc (0,367), Bình Thuận (0,461), Bà Rịa-Vũng Tàu (0,472), Tây Ninh (0,476) và Lào Cai (0,597). Bên cạnh đó, 10 địa phương có khoảng chênh lệch rộng, gồm: Hà Giang (1,793), Hòa Bình (1,606), Phú Yên (1,556), Cao Bằng (1,546), Hưng Yên (1,472), Hậu Giang (1,435), Hải Phòng (1,413), Trà Vinh (1,413), Nghệ An (1,299) và Quảng Ninh (1,296).
|
Vì sao địa phương có điều kiện giáo dục cao nhưng điểm KHTN thấp ?
Với 3 môn KHTN (lý - hóa - sinh), 10 địa phương có điểm bình quân cao nhất là: Bình Dương (bình quân 6,707; xếp hạng 1), Vĩnh Long (6,696; 2), Nam Định (6,679; 3), Ninh Bình (6,611; 4), Vĩnh Phúc (6,596; 5), Tuyên Quang (6,584; 6), An Giang (6,532; 7), Phú Thọ (6,529, 8), Hà Nam (6,528; 9) và Bến Tre (6,507; 10).
10 địa phương có trung bình tổ hợp KHTN thấp là: Kiên Giang (điểm trung bình 6,069; xếp hạng 54), Bình Phước (6,054; 55), Đà Nẵng (6,053; 56), Sóc Trăng (6,030; 57), Hà Nội (6,024; 58), Hà Giang (6,020; 59), Bà Rịa-Vũng Tàu (6,010; 60), Khánh Hòa (5,982; 61), Cà Mau (5,982; 62), Đắk Nông (5,938; 63). Đáng chú ý Đà Nẵng, Hà Nội và Bà Rịa-Vũng Tàu là những địa phương có điều kiện giáo dục tốt nhưng điểm thi KHTN thấp.
10 địa phương có khoảng chênh lệch điểm học bạ và điểm thi rất hẹp gồm Bình Dương (chênh lệch 0,049), Bắc Kạn (0,052), Lâm Đồng (0,051), Tuyên Quang (0,391), Bạc Liêu (0,408), Cần Thơ (0,501), Bình Thuận (0,591), Tây Ninh (0,693), Quảng Trị (0,710) và Thừa Thiên-Huế (0,712). Bên cạnh đó, 10 địa phương có khoảng chênh lệch rộng gồm: Quảng Ninh (điểm chênh lệch 1,555), Thái Bình (1,579), Hưng Yên (1,626), Nghệ An (1,628), Bắc Ninh (1,729), Phú Yên (1,731), Đồng Tháp (1,732), Hải Phòng (1,874), Long An (1,996) và Hà Nội (2,086).
Đáng chú ý 10 địa phương có khoảng chênh lệch KHTN rộng chủ yếu là những vùng thuận lợi, trong đó có 2 TP là Hải Phòng và Hà Nội. Phải chăng những trường học nơi đây cho điểm nới để HS lợi thế trong xét tuyển ĐH bằng học bạ, hoặc là HS chỉ chú trọng 1 trong 3 môn KHTN để kết hợp với 2 môn toán, ngoại ngữ để xét tuyển ĐH?
Địa phương nào điểm thi KHXH thấp?
Đối với tổ hợp KHXH, bình quân điểm thi 10 địa phương tốt nhất là: Bình Dương (bình quân điểm thi 7,446; xếp hạng 1), Nam Định (7,385; 2), Ninh Bình (7,353; 3), An Giang (7,346; 4), Vĩnh Phúc (7,344; 5), Phú Thọ (7,207; 6), Bạc Liêu (7,207; 7), Hà Nam (7,181; 8), Vĩnh Long (7,164; 9), Hải Phòng (7,040; 10).
10 địa phương có điểm trung bình tổ hợp KHXH thấp nhất gồm: Khánh Hòa (6,517; xếp hạng 54), Hòa Bình (6,479; 55), Quảng Trị (6,443; 56), Đắk Lắk (6,397; 57), Đà Nẵng (6,366; 58), Ninh Thuận (6,353; 59), Quảng Nam (6,318; 60), Phú Yên (6,306; 61), Quảng Ngãi (6,189; 62) và Hà Giang (6,117; 63).
|
10 địa phương có khoảng lệch giữa học bạ và điểm thi hẹp gồm: Bắc Kạn (điểm lệch 0,104), Lào Cai (0,305), Bình Dương (0,320), Ninh Bình (0,334), Phú Thọ (0,367), Vĩnh Phúc (0,410), Lai Châu (0,483), Bạc Liêu (0,494), Tuyên Quang (0,527), Tây Ninh (0,567). Bên cạnh đó, 10 địa phương có khoảng chênh lệch KHXH rộng gồm: Hưng Yên (điểm lệch 1,339), Quảng Ngãi (1,341), Đà Nẵng (1,351), Khánh Hòa (1,383), Đồng Tháp (1,421), Hải Phòng (1,437), Sóc Trăng (1,555), Long An (1,711), Hà Nội (1,747), Phú Yên (1,781).
Qua đối sánh 3 môn toán, văn, ngoại ngữ, tổ hợp KHTN và KHXH cho thấy một số địa phương chất lượng rất cao khi góp mặt trong top 10 cả 3 tổ hợp như Bình Dương, Nam Định, Ninh Bình, An Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc. Trong khi các TP như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, HS có xu hướng tập trung đầu tư cho toán và ngoại ngữ, còn các tỉnh khác xu hướng HS đầu tư đồng đều giữa các môn.
Đối sánh toán, văn, ngoại ngữ 5 năm (2017 - 2021)
Môn toán, 10 địa phương xếp hạng cao nhất gồm: Nam Định (xếp hạng 1), TP.HCM (2), Hà Nam (3), Bình Dương (4), Bà Rịa-Vũng Tàu (5), Thái Bình (6), Hải Phòng (7), Ninh Bình (8), Tiền Giang (9), Hà Nội (10). Đặc biệt tỉnh Nam Định xuất sắc khi 5 năm đều xếp hạng 1 và TP.HCM xếp hạng 2 môn toán. 10 tỉnh, chủ yếu là các tỉnh vùng núi phía bắc có chất lượng môn toán 5 năm qua thấp là: Lai Châu (xếp hạng 54), Điện Biên (55), Tuyên Quang (56), Yên Bái (57), Lạng Sơn (58), Bắc Kạn (59), Cao Bằng (60), Hòa Bình (61), Sơn La (62), Hà Giang (63).
Môn ngữ văn, 10 địa phương xếp hạng cao nhất gồm: An Giang (xếp hạng 1), Hà Nam (2), Nam Định (3), Ninh Bình (4), Bạc Liêu (5), Cần Thơ (6), Hà Tĩnh (7), Bình Dương (8), Đồng Tháp (9), Vĩnh Phúc (10). 10 địa phương có xếp hạng môn ngữ văn 5 năm thấp gồm: Bình Phước (xếp hạng 54), Quảng Ninh (55), Đồng Nai (56), Cao Bằng (57), Hòa Bình (58), Đắk Nông (59), Sơn La (60), Lai Châu (61), Hà Giang (62) và Đà Nẵng năm 2021 (hạng 61).
Môn ngoại ngữ, 10 địa phương cao nhất gồm: TP.HCM (xếp hạng 1), Bình Dương (2), Bà Rịa-Vũng Tàu (3), Hà Nội (4), Đà Nẵng (5), Nam Định (6), Hải Phòng (7), An Giang (8), Đồng Nai (9), Lâm Đồng (10). 10 địa phương có môn ngoại ngữ thấp là: Quảng Bình (xếp hạng 54), Hậu Giang (55), Tuyên Quang (56), Lạng Sơn (57), Bắc Kạn (58), Điện Biên (59), Cao Bằng (60), Hòa Bình (61), Sơn La (62), Hà Giang (63).
|
Bình luận (0)