Chị Lê Diệp Kiều Trang đã có phát biểu như thế tại lễ khai giảng Trường ĐH Fulbright Việt Nam cuối tuần qua. Tại đây, chị Kiều Trang nêu quan điểm: "Đừng theo đuổi đam mê của mình. Trái với những lời khuyên sinh viên thường nghe, tôi tin rằng mình nên theo đuổi những gì mình giỏi và khi mình giỏi, mình sẽ dễ trở nên đam mê hơn...
Hơi lạ thường?
Trên trang Facebook cá nhân, tiến sĩ Phạm Thị Ly, Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, cho rằng phát biểu này có vẻ lạ thường, vì xưa nay người ta thường khuyên người trẻ theo đuổi đam mê, chứ ít ai nói ngược lại. Theo tiến sĩ Ly, với quan điểm này thì sẽ có người đặt câu hỏi: "Thế nào là "giỏi"? Có cách nào đánh giá đúng mình "giỏi" cái gì không? Giỏi mà không đam mê thì có giỏi đến hết khả năng được không? Và nếu "giỏi" và do đó "thành công" tuy không đam mê, thì có hạnh phúc không?"
Bà Ly cũng đặt thêm câu hỏi là liệu khi đã thực sự đam mê, thì người ta có thể khám phá những khả năng mới của chính mình mà trước đây mình không ngờ tới hay không? Và trên hết là đam mê là một phần quan trọng của sự lãng mạn. Lãng mạn có nhất thiết đối lập với thực dụng, thực tế hay không?
Tiến sĩ Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Phú Xuân, cho rằng quan điểm như trên cũng có thể lý giải theo cách đơn giản cho sinh viên dễ hiểu. Giống như chọn người yêu, người mình thích nhất chưa chắc là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, việc này cũng ở mức độ tương đối. Đó là dù không chọn người thích nhất nhưng chắc chắn không thể lấy người ghét được. Không chọn nghề đam mê nhất nhưng không thể chọn nghề mình ghét.
Nhiều người không biết đam mê của mình
"Nhiều bạn trẻ suy nghĩ cao xa và chỉ biết em muốn chứ không biết em giỏi cái gì và phải làm cái gì để hiện thực hóa điều em muốn. Nhiều em có đam mê làm cầu thủ bóng đá hay ca sĩ, nhưng có bao nhiêu em có tố chất và bỏ đủ thời gian để luyện tập?", tiến sĩ Quang nhận xét.
Bình luận (0)