Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.5) còn nêu ra các cách để hạn chế bệnh phô trương, thành tích trong giáo dục; Hướng dẫn thí sinh ôn thi tốt nghiệp THPT hiệu quả môn giáo dục công dân.
Lý do nào khiến thí sinh không mặn mà với ngành mầm non?
Ngày 14.5, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) đã thống kê về số lượng nguyện vọng vào các nhóm ngành của thí sinh trên cả nước đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ khối ngành sư phạm năm 2021.
Thống kê nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH của thí sinh trên cả nước năm 2021của Bộ GD-ĐT cho thấy CĐ Sư phạm mầm non là ngành có số lượng nguyện vọng đăng ký ít nhất.
Đứng đầu là nhóm ngành kinh doanh và quản lý có tới hơn 1,2 triệu nguyện vọng, trong khi tổng số chỉ tiêu tuyển sinh ở các trường chỉ hơn 118.000. Máy tính và công nghệ thông tin cũng là lĩnh vực nóng, thu hút nhiều thí sinh đăng ký với hơn 336.000 nguyện vọng, cao hơn gần 7 lần so với chỉ tiêu (gần 50.000).
Số nguyện vọng vào nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên cũng ở mức cao - gần 229.000, gấp 4,5 lần so với chỉ tiêu (hơn 50.700). Trong khi đó, ngành giáo dục mầm non ở bậc CĐ lại có số nguyện vọng thấp hơn chỉ tiêu (chỉ hơn 9.600 nguyện vọng trong khi có tới hơn 14.500 chỉ tiêu).
Vì sao có hiện tượng này trong khi cả nước đang thiếu giáo viên trầm trọng, trong đó bậc mầm non thiếu hơn 45.000 giáo viên?
Bài phản ảnh, ghi nhận trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (18.5) sẽ nêu ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.
Có khó khắc phục bệnh phô trương thành tích trong giáo dục?
|
Bệnh thành tích đã và đang là một thực trạng đáng buồn của ngành giáo dục nước ta.
Vì vậy văn phòng Chính phủ vừa mới phát đi thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với 10 vấn đề của ngành GD-ĐT. Trong đó nhấn mạnh việc “khắc phục bằng được bệnh phô trương, thành tích để đi vào thực chất, lấy hiệu quả và sự hài lòng của người dân làm thước đo được đặt lên hàng đầu”.
Vậy để khắc phục bằng được bệnh phô trương, thành tích để đi vào thực chất Bộ GD-ĐT cần làm gì?
Góc nhìn của môt giáo viên trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ nêu các giải pháp cho thực trạng đáng buồn lâu nay.
Bình luận (0)