Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 30.12.2020 còn có đề nghị của các trường nếu thực hiện thời khóa biểu linh động theo học kỳ thay vì tuần như hiện nay.
Chương trình giáo dục mới buộc phải linh hoạt
Việc Bộ GD-ĐT cho phép không dạy môn học ở tất cả các tuần và học sinh sẽ được học theo mạch kiến thức thay vì lặp lại số tiết của từng môn mỗi tuần được chính các nhà trường nhận định là thay đổi tất yếu. Vì sao?
Phần lớn lãnh đạo các trường và kể cả giáo viên cho rằng nếu Bộ GD-ĐT không cho phép các trường chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học mà vẫn "bó cứng" theo thời khóa biểu lặp lại mỗi tuần thì chắc chắn không thể thực hiện được có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới.
Một trong những minh chứng mà các trường đưa ra là chương trình mới phải dạy học tích hợp, liên môn. Chẳng hạn thay vì dạy 3 môn riêng biệt vật lý, hóa học, sinh học thì từ năm học tới sẽ gộp thành môn khoa học tự nhiên. Do vậy, việc dạy học sẽ theo nhiều chủ đề liên môn mà nếu cứ rải ra mỗi tiết 1-2 tuần với từng môn thì sẽ không thể đủ thời lượng để dạy học theo chủ đề.
Còn nhiều nguyên nhân khác nữa cho thấy sẽ có những bất cập nếu vẫn sử dụng thời khóa biểu theo tuần khi thực hiện chương trình giáo dục mới sẽ được nêu trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (30.12).
|
Làm sao để tránh tiêu cực khi thực hiện thời khóa biểu “mềm”?
Lãnh đạo các nhà trường đều cho rằng xây dựng thời khóa biểu theo học kỳ, theo năm học chắc chắn sẽ khó hơn, vất vả hơn nhưng lợi ích về kết quả giáo dục sẽ tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, đây chính là “phép thử” cho công tác quản lý của lãnh đạo các nhà trường, là dịp để các trường có năng lực và mong muốn đổi mới tận dụng cơ hội bứt phá để học sinh học hiệu quả hơn, hào hứng hơn.
Tuy nhiên, để thực hiện chủ trương này hiệu quả, tránh tình trạng tiêu cực trong việc sắp xếp thời khóa biểu, cần có một số lưu ý.
Tin tức giáo dục đặc biệt trên bao in Thanh Niên ngày mai sẽ chuyển tải đến bạn đọc những nội dung quan trọng này.
Bình luận (0)