Phó thủ tướng 'giật mình' vì chi thường xuyên quá lớn

30/12/2015 18:53 GMT+7

Chi thường xuyên cao hơn cả tăng thu, bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập quá cồng kềnh tốn kém… đang khiến ngân sách ngày càng teo tóp, lương thì không thể tăng.

Chi thường xuyên cao hơn cả tăng thu, bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập quá cồng kềnh tốn kém… đang khiến ngân sách ngày càng teo tóp, lương thì không thể tăng. 

Ngân sách bội chi quá lớnNgân sách bội chi quá lớn

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận xét như vậy tại hội nghị trực tuyến Bộ Tài chính với các địa phương diễn ra chiều nay (30.12). Ông Vũ Văn Ninh đánh giá, năm nay ngành tài chính thu vượt dự toán là cố gắng lớn, không phải dùng 10.000 tỉ đồng tiền bán vốn của doanh nghiệp nhà nước để bù đắp.

Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, cân đối ngân sách vẫn rất khó khăn, bội chi cao, chưa đạt được mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015. Phó thủ tướng đề nghị cần phân tích xem tỷ lệ động viên vào ngân sách, chi đã hợp lý chưa, nếu chưa cần có phương án để điều chỉnh. 
“Hôm trước tôi giật mình vì chi thường xuyên tăng nhanh quá, tăng cao hơn cả tăng thu nên ngân sách khó là đúng thôi. Phải cơ cấu lại khoản chi này”, ông Vũ Văn Ninh đề nghị. Đối với những áp lực nợ công, ông Ninh yêu cầu cần đặt ra bài toán để giải quyết, không chỉ 2015 mà cả nhiệm kỳ phải cơ cấu lại cho nợ công quay về tình trạng lành mạnh, an toàn.

Lo ngại trước thực trạng ngân sách hiện chi lương quá lớn cho các đơn vị sự nghiệp (tính đến cuối năm 2014, tỷ trọng chi lương cho đơn vị sự nghiệp chiếm gần 39% tổng chi lương toàn hệ thống, trong khi đó, cơ quan hành chính từ T.Ư đến xã chiếm tỷ lệ chi chưa đến 9%), Phó thủ tướng cho rằng, hơn 55.800 đơn vị sự nghiệp công là “quá nhiều, quá lớn” khiến mấy năm nay không tăng được lương, trong khi chất lượng và dịch vụ vẫn chưa tốt, người dân còn than phiền nhiều.

Trước đó, Bộ Tài chính báo cáo thu ngân sách năm nay ước đạt 957.000 tỉ đồng, chi khoảng 1.183.000 tỉ đồng, bội chi ngân sách lên tới 226.000 tỉ đồng. Trong đó, riêng chi thường xuyên chiếm tới khoảng 65% tổng chi.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.