Các chuyên gia từ Đại học Federico II ở Naples (Ý) đã phân tích 172 người béo phì ở tuổi trung niên, kiểm tra giờ họ thức dậy vào buổi sáng và đi ngủ vào ban đêm.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim
Kết quả là các chuyên gia đã phát hiện những người thức đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp 6 lần và nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 4 lần so với những người ngủ sớm dậy sớm.
Các nghiên cứu trước đây cũng đã phát hiện ra những người thức đêm sẽ kích hoạt quá mức các hệ thống kiểm soát căng thẳng, tiêu hóa và hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Nhóm nghiên cứu cho biết những người bị béo phì nên tập trung quan tâm đến thói quen ngủ của mình.
Họ xem xét thứ tự thời gian ngủ của các tình nguyện viên, một bên là nhóm thức khuya dậy muộn, một bên là nhóm ngủ sớm dậy sớm.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng đồng hồ sinh học của những người thức khuya dậy muộn bị gián đoạn và có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất của họ, theo Daily Mail.
Các nhà khoa học nói rằng những người thức khuya cũng thường bị rối loạn giấc ngủ.
Mục đích của nghiên cứu này là để tìm hiểu xem việc thức khuya có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch ở những người béo phì hay không.
Kết quả cho thấy có khoảng 30% số người tham gia có thói quen dậy sớm mắc bệnh tim mạch, trong khi đó con số này tăng lên 54,5% ở những người có thói quen thức khuya.
|
Về bệnh tiểu đường loại 2, chỉ có 9% số người tham gia có thói quen dậy sớm bị tình trạng này, so với 36,4% ở nhóm thức khuya.
Có lối sống lành mạnh hơn
Các tác giả nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thức khuya cũng có xu hướng có lối sống không lành mạnh, so với những người dậy sớm.
Lối sống này bao gồm ít hoạt động thể chất thường xuyên và hút thuốc, 2 yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim và tiểu đường, theo Daily Mail.
Những người thức khuya, nếu ít hoạt động thể chất, sẽ có nguy cơ tử vong sớm hơn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đây có thể là một yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tinh thần và thể chất, ngay cả ở những người trẻ khỏe mạnh.
Ít bị căng thẳng hơn
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Psychiatry, nhiều nghiên cứu cho thấy việc ngủ và dậy sớm hơn 1 giờ còn có thể làm giảm 23% nguy cơ trầm cảm.
Iyas Daghlas, sinh viên trường Y Harvard (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu trên, nói rằng có thể ánh sáng có tác dụng bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ bị trầm cảm.
Những người dậy sớm có xu hướng ra ngoài và tiếp xúc với nhiều ánh sáng hơn là người thức khuya dậy muộn, theo Today.com.
Bình luận (0)