Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Mắc Covid-19 nhẹ vẫn có thể gây hao hụt chất xám; Chuyên gia chỉ ra 4 tác hại đáng ngạc nhiên khi bạn ăn tại bàn làm việc; 4 vấn đề về mắt do bệnh tiểu đường, chớ coi thường!...
Độ chính xác giữa xét nghiệm Covid-19 từ nước bọt và 'ngoáy mũi'
Xét nghiệm Covid-19 từ nước bọt đã được chứng minh là an toàn, tiện lợi và ít tốn kém hơn so với các xét nghiệm nhanh Covid-19 hiện tại.
|
Một nghiên cứu mới đã chứng minh rằng xét nghiệm nước bọt có độ nhạy cao và độ chính xác bằng với xét nghiệm “ngoáy mũi”.
Trong những ngày đầu của đại dịch, với nguồn cung cấp các xét nghiệm Covid-19 còn thiếu, Giáo sư, tiến sĩ Robert B. Darnell, Trưởng phòng thí nghiệm Ung thư thần kinh phân tử, bác sĩ kỳ cựu tại Bệnh viện Đại học Rockefeller (Mỹ), đã phát minh ra xét nghiệm nước bọt được dùng nội bộ để xác định các trường hợp dương tính Covid-19 cho nhân viên của Đại học Rockefeller.
Hóa ra xét nghiệm này dễ sử dụng và an toàn hơn các xét nghiệm có sẵn vào thời điểm đó, và đã được sử dụng đến 65.000 lần trong thời gian qua.
Giờ đây, một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí khoa học PLOS ONE, xác nhận rằng xét nghiệm nước bọt rất tốt, được Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho phép. Thông tin về nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 28.9.
Mắc Covid-19 nhẹ vẫn có thể gây hao hụt chất xám
Báo cáo của Đại học Oxford (Anh) ghi nhận tình trạng hao hụt chất xám ở những người mắc Covid-19, thậm chí ở người bệnh nhẹ, làm dấy lên lo ngại về ảnh hưởng dài hạn của căn bệnh này ở người.
|
Tháng 8.2021, một cuộc nghiên cứu sơ bộ trên diện rộng ở những người khỏi bệnh Covid-19 đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng khoa học thần kinh thế giới. Trong nghiên cứu này, các chuyên gia thuộc Đại học Oxford dựa vào cơ sở dữ liệu của UK Biobank, tập hợp ảnh chụp não của hơn 45.000 người ở Anh từ năm 2014 đến nay. Đội ngũ nghiên cứu phân tích ảnh chụp não và tiến hành quét não một lần nữa đối với nhóm được chẩn đoán mắc bệnh Covid-19, phân loại dựa trên tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe và địa vị xã hội.
Kết quả cho thấy có sự khác biệt về chất xám, thành phần chính của hệ thần kinh trung ương và chứa các tế bào thân đảm trách nhiệm vụ xử lý thông tin của não, giữa người mắc Covid-19 và người khỏe mạnh. Đặc biệt, độ dày của mô chất xám ở các vùng não như thùy trước trán và thùy thái dương bị sụt giảm ở nhóm mắc Covid-19, so với mô hình bình thường ở nhóm không mắc căn bệnh này. Hãy xem tiếp những phát hiện này trên trang sức khỏe ngày 28.9.
Chuyên gia chỉ ra 4 tác hại đáng ngạc nhiên khi bạn ăn tại bàn làm việc
Hóa ra, thói quen này không tốt cho bạn. Ít ai biết rằng thói quen tưởng chừng vô hại này lại có thể tác hại đến sức khỏe như thế nào.
|
Sau đây, hãy xem chuyên gia dinh dưỡng nói về những tác hại đáng ngạc nhiên của việc ăn uống tại bàn làm việc.
Một chuyên gia giải thích lý do tại sao nghỉ ngơi để ăn trưa là điều bắt buộc đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Nếu bạn làm công việc bàn giấy, dù là ở nhà hay tại văn phòng, nhiều người trong chúng ta đều mắc phải một điều: Không dành thời gian để nghỉ trưa. Việc bỏ qua thời gian để ăn trưa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.
Chuyên gia dinh dưỡng Samantha Cochrane, từ Đại học Bang Ohio (Mỹ), cho biết bạn nên hạn chế điều này hết sức có thể. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm lời khuyên của chuyên gia Samantha Cochrane.
Bình luận (0)