Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem các thông tin: Công thức 5 thêm 5 bớt để ngăn ngừa bệnh nguy hiểm; 8 cách giảm lo âu hiệu quả; Biến thể Delta nguy hiểm như thế nào?...
Người bị tiểu đường cần chú ý gì sau khi tiêm vắc xin Covid-19?
Với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát được các triệu chứng sau khi tiêm của vắc xin Covid-19. Với người bị tiểu đường, họ cần phải chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng.
|
Chế độ ăn có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Do đó, mọi người hãy ưu tiên ăn những món có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch sau khi tiêm vắc xin.
Dưới đây là những món người bị tiểu đường nên ăn sau khi tiêm vắc xin Covid-19.
Cá. Cá có đặc tính chống viêm và rất giàu a xít béo omega-3. Đây là dưỡng chất có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Gà. Thịt gà rất phù hợp cho người bị tiểu đường và cao huyết áp. Loại thịt này rất giàu protein. Người bị tiểu đường có thể ăn từ 2 đến 3 bữa có thịt gà trong khoảng một tuần sau khi tiêm vắc xin. Ngoài ra, người ăn có thể bỏ da vì da gà có nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe.
Trứng. Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào và rẻ tiền. Ngoài ra, trứng còn chứa các a xít amin thiết yếu có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, sau khi tiêm vắc xin, những người mắc bệnh tiểu đường cần thêm trứng vào bữa ăn. Các thực phẩm người tiểu đường nên ăn sau tiêm vắc xin tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 28.7.
Biến thể Delta nguy hiểm như thế nào?Kể từ khi được xác định lần đầu tiên ở Ấn Độ vào cuối năm 2020, tới nay, biến thể Delta đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là dễ lây nhiễm nhất trong số các biến thể Covid-19 hiện nay.
Vì sao chủng Delta lại nguy hiểm như vậy?
Mới đây, trong một nghiên cứu vừa được công bố trên chuyên san Nature, nhóm chuyên gia dịch tễ học của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã lý giải, những người nhiễm phải biến thể này có tải lượng vi rút cao hơn 1.260 lần so với chủng SARS-CoV-2 ban đầu, khiến nó rất dễ lây lan.
Ngoài ra, nhóm tác giả cũng cho hay theo ước tính hiện tại, biến thể Delta có tốc độ lây truyền cao gấp 2 lần so với chủng SARS-CoV-2 gốc. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết thêm về biến thể Delta!
|
Công thức 5 thêm 5 bớt để ngăn ngừa bệnh nguy hiểm
Thực phẩm mọi người ăn vào có ảnh hưởng đến sức khỏe về thể chất và tinh thần.
|
Một số loại thực phẩm tốt cho tim, còn một số lại rất có hại. Hoặc một số loại thực phẩm có thể không tốt cho bệnh tiểu đường và một số loại khác lại gây nguy cơ đột quỵ.
Các cơ quan y tế của Mỹ đã nghiên cứu tác động của 10 loại thực phẩm đối với tỷ lệ tử vong do bệnh tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu đã phát hiện có 5 thứ nên ăn và 5 thứ nên cắt giảm để tránh các bệnh nguy hiểm. 10 thực phẩm này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 28.7.
8 cách giảm lo âu hiệu quả
Nhiều người bị chứng lo âu và căng thẳng mạn tính, khiến họ thường xuyên cảm thấy lo lắng, kích động, căng thẳng, tim đập nhanh và đau ngực.
|
Trong một số trường hợp, việc tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có thể dẫn đến rối loạn lo âu. Để tinh thần thoải mái hơn, cùng tham khảo 8 cách giúp giảm lo âu hiệu quả.
Tập thể dục. Khi tập thể dục, cơ thể phóng thích hoóc môn endorphin, tạo ra cảm giác hạnh phúc và hưng phấn. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Pub Med năm 2016, việc tập thể dục có thể mang lại lợi ích cho những người mắc chứng lo âu liên quan đến việc bỏ hút thuốc lá.
Thiền. Thiền có thể giúp tâm trí bình tĩnh, kiểm soát căng thẳng và lo âu dễ dàng hơn. Thiền chánh niệm hoặc thiền trong bài tập yoga đều hữu ích. Riêng thiền chánh niệm ngày càng phổ biến trong trị liệu.
Viết lách. Trút bầu tâm sự có thể giúp bạn cảm thấy bớt nặng nề hơn. Một số nghiên cứu cho thấy viết nhật ký và các hình thức viết khác có thể giúp chúng ta giảm lo âu tốt hơn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết thêm 5 cách giảm lo âu tiếp theo!
Bình luận (0)